Tác giả: VICHNOUSARMAN Dịch giả: Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương, Nguyễn Tuấn (Dịch từ bản tiếng Pháp của Edouard Lancereau) Khổ sách: 19x21 cm Số trang: 356 trang Năm xuất bản: 2018
Thoạt nhìn tựa sách này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy đây là một nghiên cứu lớn lao? Nhưng không như bạn nghĩ đâu, chính xác thì quyển sách này tập hợp tập truyện ngụ ngôn cổ điển trong văn học Ấn Độ vô cùng nổi tiếng trong lịch sử.
Sau khi được xem như là tinh túy của tất cả những tác phẩm về khoa học chính trị trên thế giới, Vichnousarman đã làm thành năm quyển của tác phẩm Panchatantra - Bộ sưu tập truyện ngụ ngôn lừng danh.
Panchatantra - Năm quy tắc ứng xử là một sưu tập viết bằng văn xuôi lẫn văn (tiếng sanskrit: पञ्चतन्त्र/Pañcatantra, có nghĩa là vần cổ xưa của Ấn Độ, bao gồm những truyện ngụ ngôn về muôn thú, gắn kết mật thiết với nhau. Tác phẩm tiếng sanskrit gốc, được một số độc giả xác tín rằng được Vichnousarman biên soạn vào thế kỷ thứ III trước công nguyên. Tác phẩm dựa trên những sáng tác truyền khẩu ra đời trước đó, bao gồm “những truyện ngụ ngôn về loài vật... cổ xưa đến mức không thể tưởng tượng ra được”. Đây là tác phẩm văn chương Ấn Độ được dịch ra các thứ tiếng nước ngoài nhiều nhất và chính vì vậy, đây là tập truyện kể được phổ truyền rộng rãi khắp thế giới. Theo Franklin Edgerton, nhà nghiên cứu và dịch giả Panchatantra ra tiếng anh (xuất bản vào năm 1924) thì:
Nội dung của Panchatantra là tập hợp những câu chuyện ngụ ngôn lý thú, có quan hệ đan xen qua lại lẫn nhau. Theo lời mở đầu, khởi phát của mọi việc là nhà vua, sau khi hỏi ý kiến các quan cận thần, đã quyết định giao phó việc dạy dỗ các con mình cho đạo sĩ Vichnousarman, một bậc hiền triết thời bấy giờ. Ông đã soạn bộ sách Panchatantra để làm giáo trình giảng dạy cho các hoàng tử.
Trong truyền thống Ấn Độ Panchatantra được gọi là Nitisatra. Niti có nghĩa đen là “đức tính khôn ngoan trong cuộc sống” và satra có nghĩa là luận thuyết (hiểu là kinh tập) về kỹ thuật hay học thuật; do đó, niti-satra có thể được coi là luận thuyết về khoa chính trị và nhận thức. Nguồn gốc các truyện cấu thành nội dung Panchatantra là từ truyền thống trị quốc chuyên nghiệp cùng với truyền thống thuật chuyện của cả văn học viết lẫn văn học truyền miệng.