Giới thiệu Sách - Tiểu Thuyết Sống Mòn (Nam Cao) - Minh Long
Mã sản phẩm: 8936067604610 Tác giả : Nam Cao NXB: NXB Văn học Kích thước : 13 x 18 cm Năm xuất bản : 2022 Số trang : 304 Khối lượng : 300 grams Bìa : bìa mềm
Nam Cao có bút danh là Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê...
Tên khai sinh: Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917. Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam).
Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Nhà văn bị địch phục kích và hy sinh tại Hoàng Đan (Ninh Bình) ngày 30 tháng 11 năm 1951.
Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu... Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia giành chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã. Năm 1946, ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc và là Thư ký tòa soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc, cùng phụ trách báo Cứu quốc và là Thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Nhà văn bị địch phục kích và hy sinh tại Hoàng Đan (Ninh Bình) cuối tháng 11 năm 1951.
“Cuối năm 1944, Nam Cao viết xong Sống mòn. Tập tiểu thuyết ấy quăng đi, ném lại, không lọt qua được lưới kiểm duyệt để xuất bản, tuy rằng soi từng chữ không có chỗ nào bắt bẻ được. Sống mòn tả cuộc sống thiểu não, quẩn quanh, nhỏ nhen của mấy người trí thức tiểu tư sản nghèo, một cuộc sống mù xám cứ "mốc lên, rỉ đi, mòn ra, mục ra", không có lối thoát. Rộng hơn là vận mệnh mấy con người ấy, ta thấy đặt ra một cách ám ảnh vấn đề vận mệnh chung của cả một xã hội chua xót, đau đớn, buồn thảm, tủi nhục, trong đó, đời sống không còn ý nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc.”