Sách: Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất Tác giả : Trình Chí Lương NXB: NXB Văn Học Năm xuất bản : 2020 Số trang : 248 Khối lượng : 300 grams
NỘI DUNG Tìm Lại Cái Tôi Đã Mất
Chưa bao giờ mà những con người thuộc độ tuổi 16-25 lại loay hoay với câu hỏi “Tôi là ai?” đến như vậy. Xã hội càng phát triển, những mối bận tâm của người trẻ càng trở nên sâu sắc và mang tính định vị bản ngã hơn. Trớ trêu thay trong guồng quay cuộc sống hiện đại với sự đầy đủ vật chất, ít ai lại tự tin nói “Tôi hạnh phúc”. Cuốn sách của Trình Chí Lương sẽ dẫn chúng ta đi lên từng nấc thang để tìm lại cái tôi đã mất, cứu vãn cuộc đời không vui vẻ. Một trong những bậc thang quan trọng nhất là đánh bại con quỷ “niềm vui giả tạo”, thứ cắt đứt huyết mạch dẫn bạn đến 1 cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc Niềm vui giả tạo tự hưởng lạc – Khi hai cán cân đúng, sai không còn ranh giới “Sự hoàn mĩ của một người nằm ở chỗ có thể tìm ra khuyết điểm của bản thân” (Khuyết danh). Lấy ví dụ là một chàng trai tuổi teen, hoặc thậm chí là một người đàn ông đã chạm ngưỡng tứ tuần, anh ta mê chơi game, điều đó không có gì đáng nói nếu việc đó dẫn đến hậu quả lớn. Giống như kẻ nghiện rượu bia, rượu bia vốn không có tội tình gì, trái lại còn có lợi cho sức khỏe trong nhiều trường hợp. Nhưng kẻ nghiện như biến thành một diễn giả trung thành nhất, mỗi một lý lẽ đưa ra đều “quá hợp lý”, biện hộ quá đỗi sắc sảo. Mặc dù những thói xấu đó ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, nhưng sở dĩ chúng ta không bỏ rơi chúng vì thông qua những lời giải thích hợp lý hóa, chúng ta đã biến “sai” thành “đúng”, giải thích những “thói quen xấu” thành “thói quen tốt”, hoặc coi chúng không tồn tại.
Trong quá trình tìm lại cái tôi đã mất, thừa nhận khuyết điểm và sai lầm của bản thân và nỗ lực thay đổi là chìa khóa để gạt đi những lớp sương mù giăng kín trước mắt. Nhưng nói thì luôn dễ hơn làm, ít ai làm được điều đó, ít ai sẵn sàng bỏ đi những thỏa mãn tức thời mà chịu những nỗi đau dai dẳng và không có thời hạn cụ thể về ngày chiến thắng.Thừa nhận bản thân sơ suất hoặc sai lầm về một mặt nào đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy thứ bị phủ định không phải là một phần trong cái tôi mà là toàn bộ cái tôi, giống như bản thân thật vô dụng, không có thuốc chữa vậy. Và khi cảm thấy “vô giá trị”, thế giới xung quanh như sụp đổ, động lực để tiến lên sẽ biến mất.
Nhưng “Tốt” không có nghĩa là chúng ta không thể công kích, “Tốt” không có nghĩa là chúng ta hoàn mĩ, không tì vết, mà “Tốt” là khi một người biết phân định rõ đúng sai, biết nhìn nhận đúng bản thân, chấp nhận rằng ai cũng có mặt tốt mặt xấu, và luôn nỗ lực để đẩy lùi cái xấu thay vì “hợp lý hóa” nó.