Sách - Tín Hiệu Và Hệ Thống Tác giả Đỗ Thị Tú Anh, Nguyễn Hoàng Hà, Hoàng Minh Sơn Nhà xuất bản NXB Bách Khoa Hà Nội Đơn vị phát hành NXB Bách Khoa Hà Nội Ngày xuất bản 09-2021 Số trang 568 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Cuốn sách này dự kiến là giáo trình cho các môn học về tín hiệu và hệ thống dành cho sinh viên những năm đầu thuộc ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. Tuy nhiên, cuốn sách cũng có thể được sử dụng để dạy những sinh viên ngành Điện tử viễn thông, Kỹ thuật y sinh và Kỹ thuật cơ khí. Nó cũng có thể hữu ích cho các kỹ sư thực hành yêu thích việc tự học và ôn lại những kiến thức cơ bản của tín hiệu và hệ thống Nội dung và bố cục cuốn sách Nội dung của cuốn sách được chia làm ba phần: Phần I - Nhập môn, Phần II - Mô tả và phân tích tín hiệu và hệ thống trong miền thời gian, Phần III - Mô tả và phân tích tín hiệu và hệ thống trong miền tần số. Những khái niệm ban đầu về tín hiệu và hệ thống cũng như một số ứng dụng thực tiễn nhằm minh họa tầm quan trọng của lý thuyết tín hiệu và hệ thống sẽ được trình bày ở Phần I- cụ thể là Chương 0. Phần giới thiệu về MATLAB cũng sẽ được thực hiện ở cuối phần này, vì đây là một công cụ lập trình bậc CAO được sử dụng phổ biến trong phân tích và thiết kế hệ thống. Xuyên suốt cuốn sách gỗ có rất nhiều ví dụ sử dụng phần mềm MATLAB bên cạnh các ví dụ giải tích để giúp sinh viên nắm vững hơn các khái niệm mang tính lý thuyết. Phần II và III chứa đựng nội dung cốt lõi của cuốn sách. Bốn chương của Phần II được dành để mô tả, biểu diễn và phân tích tín hiệu và hệ thống trên miền thời gian, bạc) gồm cả miễn thời gian liên tục và rời rạc. Trong khi đó, bốn chương cuối tập trung vào việc mô tả, biểu diễn và phân tích tín hiệu và hệ thống trên miền tần SỐ. Lưu ý rằng, có hai cách tiếp cận khác nhau trong việc dạy môn học này: (1) kiến thức về các tín hiệu và hệ thống liên tục theo thời gian sẽ được đưa ra trước rồi sau đó là kiến thức về phần rời rạc theo thời gian và (2) cả kiến thức phần liên tục và rời rẠC theo thời gian được tích hợp đồng thời. Với mong muốn thỏa mãn cả hai cách tiếp cận giảng dạy đó, 81 Chương 1 trình bày về tín hiệu liên tục theo thời gian, Chương 2 Với các chủ đề tương ứng nhưng dành cho tín hiệu rời rạc sẽ được tiếp nối. Cũng như vậy, Chương 3 trình bày về hệ thống liên tục theo thời gian và được theo sau bởi các chủ đề tương ứng của hệ thống rời rạc trong Chương 4. Do đó, nếu dạy phần liên tục theo thời gian trước, giảng viên có thể sử dụng các Chương 1 và 3, sau đó tiếp tục dạy phần phổ của tín hiệu liên tục, đáp ứng tần số và phân tích hệ thống liên tục sử dụng các phép biến đổi Fourier và Laplace ở các Chương 5, 6 và 7 của Phần III. Tiếp theo, các Chương 2 và 4 liên quan đến tín hiệu và hệ thống rời rạc có thể được đưa ra trước khi tiến hành dạy về phép biến đổi Z ở Chương 8 của Phần III. Mặt khác, nếu các kiến thức nói trên được giảng dạy theo cách tích hợp, các Chương 1 - 4 nên được: đưa ra theo đúng thứ tự trước khi tiếp tục các chương tiếp theo. Phương pháp bàn luận của Chương 1 và 2 hoàn toàn song song với nhau, cũng như Chương 3 và 4 là Song song. Lý do trình bày như vậy là để sinh viên có thể tham khảo qua lại giữa các kiến thức phần liên tục và rời rạc theo thời gian, từ đó nhấn mạnh các điểm chung, đồng thời lưu ý những điểm khác biệt trong các chủ đề. Kể cả tiếp cận theo phương pháp tích hợp, phần phân tích tín hiệu và hệ thống liên tục với phép biến đổi Laplace ở Chương 7 nên được nêu ra ngay sau phần phân tích sử dụng phép biến đổi chuỗi Fourier liên tục (CTFS/CTFT) ở các Chương 5 và 6, hơn là sau khi dạy về phép biến đổi chuỗi Fourier rời rạc (DTFS/DTFT) cho các tín hiệu rời rạc. Kinh nghiệm giảng dạy của nhóm tác giả cho thấy, phép biến đổi Laplace được trình bày ngay sau phép biến đổi Fourier liên tục sẽ tự nhiên và thuận lợi hơn. Hơn nữa, chúng tôi cũng thấy rằng, sinh viên nên học DTFS/DTFT và DFT (Discrete Fourer TransforT7) sau khi học xong phép biến đổi Z, vì các cách biểu diễn Fourier này cùng với tính tuần hoàn và sự chồng chéo của chúng làm cho sinh viên dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, thứ tự học các công cụ biến đổi từ Chương 5 đến Chương 8 là: CTFS/CTFT, phép biến đổi Laplace và phép biến đổi Z. Với DFS/DTFT/DFT, nhóm tác giả không trình bày trong cuốn sách đầu tay này nhưng sẽ bổ sung chúng thành một chương ở lần tái bản sau. Mặc dù vậy, phần giới thiệu về DFT trong ứng dụng xử lý tín hiệu liên tục bằng phần mềm MATLAB đã được trình bày Ở cuối các Chương 11g 5 và 6, Ngoài ra, khái niệm đáp ứng tần số của hệ thống rời rạc và ứng dụng trong lọc tín hiệu cũng được kết hợp trong Chương 8."