Mã Kim Đồng: 6192300010004 ISBN: 978-604-2-12138-5 Tác giả: Tippi Degré Sylvie Robert Alain Degré Đối tượng: Nhi đồng (6 – 11) Khuôn Khổ: 24x25.5 cm Số trang: 144 Định dạng: bìa cứng Trọng lượng: 850 gram Mã Kim Đồng: 6192300010004 ISBN: 978-604-2-12138-5 Tác giả: Tippi Degré Sylvie Robert Alain Degré Đối tượng: Nhi đồng (6 – 11) Khuôn Khổ: 24x25.5 cm Số trang: 144 Định dạng: bìa cứng Trọng lượng: 850 gram Giá bán: 196000 VNĐ Số trang: 128 trang Nhà phát hành : NXB Kim Đồng Nhà xuất bản: Kim Đồng Năm phát hành : 2023
Tháng 6/1990 Tippi ra đời trong một ngôi làng hoang vắng ở Namibia, xứ sở xa xôi ở cuối Lục địa đen, tiếp giáp với sa mạc Kalahari nóng như một chiếc chảo rang khổng lồ. Bố mẹ cô là Alain Degré và Sylvie Robert, hai nhà nhiếp ảnh và làm phim nổi tiếng người Pháp, chuyên chụp những cảnh trong rừng rậm, muông thú ở miền Nam châu Phi, tác giả của những bộ phim tài liệu hấp dẫn đầy chất thơ như Sa mạc bí ẩn Kalahari, Trở về thung lũng sư tử... Lòng say mê thiên nhiên hoang dã, nơi mà sự hiểm nguy rình rập song hành với các bí mật được phát hiện trên từng bước đi đã di truyền cho cô con gái bé bỏng. Họ luôn để mắt đến cô nhưng không ngăn cô sống tự nhiên như một cái cây mọc hoang giữa rừng trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
Tippi lớn lên như một cô bé thổ dân thuộc bộ lạc Himba, người châu Âu gọi là Bushmen (Những người sống trong lùm bụi) với cách sống “rất nguyên thuỷ”. Ở đây, sự phát triển của một con người xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống. Bởi vậy, Tippi biết bơi trước khi… biết bò. Và chỉ 10 tháng, cô đã lẫm chẫm đi chân đất theo các con vật lảng vảng ngoài cổng, như bố cô kể “vì xung quanh nhà có rất nhiều gai nhọn, không thể bò mãi được”. Tiếng gọi “mẹ” đầu tiên Tippi thốt ra là khi cô đang lê la ngoài vườn thấy một gã hổ mang chúa đang trườn lại gần mà dường như bản năng báo cho cô biết sự nguy hiểm đang cận kề từng giây. Những người dân da đen cháy, tóc xoăn tít như những con ốc vặn bám trên đầu chấp nhận cô bé da trắng, tóc vàng nhưng luôn luôn cởi trần, với chiếc khố bé tẹo quấn ngang hông và mặt mũi lọ lem này làm thành viên bộ lạc du mục Himba của họ, Tên cô có chữ Okanti, theo ngôn ngữ Himba là “Con của đất”, vậy chẳng phải cô là người trong bộ tộc của họ đó sao? Họ bôi đất thổ hoàng lên người cô theo phong tục tiếp khách quý. Họ dạy cô cách sống sót nhờ rễ cây, củ rừng và những quả dâu đất, cách bắt chim non, bọc một thứ lá đặc biệt, xâu que và nướng vàng trên lửa ngon đến… ngất ngây, cũng như cõng cô theo trong những buổi đi săn sôi nổi. Cứ thế Tippi lớn lên… Tháng 6/1990 Tippi ra đời trong một ngôi làng hoang vắng ở Namibia, xứ sở xa xôi ở cuối Lục địa đen, tiếp giáp với sa mạc Kalahari nóng như một chiếc chảo rang khổng lồ. Bố mẹ cô là Alain Degré và Sylvie Robert, hai nhà nhiếp ảnh và làm phim nổi tiếng người Pháp, chuyên chụp những cảnh trong rừng rậm, muông thú ở miền Nam châu Phi, tác giả của những bộ phim tài liệu hấp dẫn đầy chất thơ như Sa mạc bí ẩn Kalahari, Trở về thung lũng sư tử... Lòng say mê thiên nhiên hoang dã, nơi mà sự hiểm nguy rình rập song hành với các bí mật được phát hiện trên từng bước đi đã di truyền cho cô con gái bé bỏng. Họ luôn để mắt đến cô nhưng không ngăn cô sống tự nhiên như một cái cây mọc hoang giữa rừng trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
Tippi lớn lên như một cô bé thổ dân thuộc bộ lạc Himba, người châu Âu gọi là Bushmen (Những người sống trong lùm bụi) với cách sống “rất nguyên thuỷ”. Ở đây, sự phát triển của một con người xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống. Bởi vậy, Tippi biết bơi trước khi… biết bò. Và chỉ 10 tháng, cô đã lẫm chẫm đi chân đất theo các con vật lảng vảng ngoài cổng, như bố cô kể “vì xung quanh nhà có rất nhiều gai nhọn, không thể bò mãi được”. Tiếng gọi “mẹ” đầu tiên Tippi thốt ra là khi cô đang lê la ngoài vườn thấy một gã hổ mang chúa đang trườn lại gần mà dường như bản năng báo cho cô biết sự nguy hiểm đang cận kề từng giây. Những người dân da đen cháy, tóc xoăn tít như những con ốc vặn bám trên đầu chấp nhận cô bé da trắng, tóc vàng nhưng luôn luôn cởi trần, với chiếc khố bé tẹo quấn ngang hông và mặt mũi lọ lem này làm thành viên bộ lạc du mục Himba của họ, Tên cô có chữ Okanti, theo ngôn ngữ Himba là “Con của đất”, vậy chẳng phải cô là người trong bộ tộc của họ đó sao? Họ bôi đất thổ hoàng lên người cô theo phong tục tiếp khách quý. Họ dạy cô cách sống sót nhờ rễ cây, củ rừng và những quả dâu đất, cách bắt chim non, bọc một thứ lá đặc biệt, xâu que và nướng vàng trên lửa ngon đến… ngất ngây, cũng như cõng cô theo trong những buổi đi săn sôi nổi. Cứ thế Tippi lớn lên…