Giới thiệu Sách - Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Theo Hướng Trải Nghiệm Cho Trẻ Ở Trường Mầm Non
Sách - Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Theo Hướng Trải Nghiệm Cho Trẻ Ở Trường Mầm Non Tác giả Hoàng Thị Phương (Chủ biên) - Lã Thị Bắc Lý - Bùi Thị Lâm - Nguyễn Mạnh Tuấn - Nguyễn Thị Mỹ Dung - Vũ Thanh Vân Nhà xuất bản NXB Đại Học Sư Phạm Đơn vị phát hành NXB Đại Học Sư Phạm Ngày xuất bản 05-2021 Số trang 208 Kích thước 17 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam đặt ra yêu cầu mới cho giáo dục - đào tạo là phát triển tối đa các năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống. Giáo dục theo hướng trải nghiệm có ý nghĩa to lớn trong việc tạo điều kiện và cơ hội để hình thành cho người học những năng lực, phẩm chất và giá trị mà xã hội đòi hỏi như sự độc lập, sáng tạo, tích cực, tự tin, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ... giúp họ vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết các vấn đề có ý nghĩa với cuộc sống của họ. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là một trong những giải pháp đổi mới giáo dục mầm non theo hướng tiếp cận phát triển năng lực trẻ mầm non. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non được hiểu là quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục đến trẻ thông qua các hoạt động thực tiễn để trẻ, bằng vốn kinh nghiệm cá nhân, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Để giúp giáo viên dễ hình dung quá trình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non, cần xây dựng mô hình lí thuyết, trong đó mô tả toàn bộ quá trình giáo dục trẻ cụ thể, rõ ràng. Từ đó, giáo viên, sinh viên mầm non có thể vận dụng sáng tạo mô hình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non vào thực tiễn có hiệu quả. Đây cũng là căn cứ để nhóm tác giả cấu trúc nội dung cuốn sách với ba chương: Chương 1: Lí luận về giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non Chương II: Mô hình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non Chương III: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non Chương I cung cấp cho giáo viên, sinh viên lí luận về giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non, bao gồm: khái niệm, quy trình giáo dục theo hướng trải nghiệm; vai trò của trải nghiệm đối với việc giáo dục trẻ mầm non; các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non; các hình thức hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Đây là cơ sở khoa học quan trọng không chỉ giúp cho việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm có hiệu quả mà còn giúp giáo viên, sinh viên có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về các quan điểm mới trong giáo dục mầm non hiện nay. Chương II giới thiệu mô hình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non với cấu trúc gồm bốn thành phần: (1) Chương trình tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non; (2) Môi trường hoạt động giáo dục trẻ mầm non; (3) Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non; (4) Đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Cuốn sách trình bày cụ thể các thành phần của mô hình giúp cho giáo viên, sinh viên mầm non hiểu sâu sắc về nội dung và trình tự các công việc cần phải thực hiện khi tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm. Chương này còn hướng dẫn sử dụng mô hình giáo dục theo hướng trải nghiệm trong các hình thức hoạt động, với các lứa tuổi và các loại hình trường mầm non, giúp giáo viên dễ hình dung và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non. Chương III hướng dẫn tổ chức các hình thức hoạt động của trẻ ở trường mầm non theo hướng trải nghiệm, bao gồm: hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động tham quan, hoạt động lễ hội, hoạt động giao lưu. Mỗi hình thức hoạt động giáo dục đều có ví dụ minh hoạ bằng kế hoạch với các chủ đề cụ thể đã được tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non. Việc tham khảo các kế hoạch sẽ giúp giáo viên, sinh viên mầm non dễ dàng lĩnh hội và vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non có hiệu quả. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp bộ tiêu chí đánh giá năng lực trẻ mầm non trong hoạt động giáo dục với các mẫu phiếu quan sát và hướng dẫn cách đánh giá cụ thể, rõ ràng. Sử dụng bộ tiêu chí này, giáo viên, sinh viên mầm non có thể tự đánh giá hiệu quả giáo dục và điều chỉnh hoạt động giáo dục trẻ kịp thời, đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra. "