Giới thiệu Sách Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam (Bộ 3 cuốn)
Mô tả sản phẩm TỔNG TẬP VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM - TRỌN BỘ 3 CUỐN Tác giả: Lê Mạnh Thát Nhà xuất bản: NXB Tôn Giáo Hình thức bìa: Bìa cứng Ngày xuất bản: 2016 Kích thước :14.5 x 20.5 cm Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăngtrầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
Hiện nay chúng ta chỉ mới phát hiện một phần rất nhỏ số lượng tư liệu vừa mới bước đầu nghiên cứu và tìm hiểu một số tác giả và tác phẩm hiện đã biết tên, nhưng chưa được thực hiện một cách có hệ thống và nghiêm túc. Mà đối với kho tàng tri thức quý báu đó, chúng ta có trách nhiệm phải bảo tồn, khai thác và tận dụng một cách triệt để nhằm hổ trợ cho các thế hệ hiện tại và tương lai hiểu rõ thêm về nguốn gốc và truyền thống của văn hóa dân tộc, nhằm đóng góp và xây dựng cho xã hội hiện đại cho chúng ta ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Vì vậy, để thể hiện nỗ lực và bảo tốn khai thác vừa nói, chúng tôi mạnh dạn cho công bố bộ Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam này. Trước đây, cũng từng có một số công trình tập hợp các tư liệu Phật giáo. Chẳng hạn giữa thế kỷ thứ XIX, cụ thể là năm 1856, Thiền sư An Thiền đã cho ra đời bộ Đại Nam Thiền uyển truyền đăng tập lục ( 5 quyển ) bao gồm Thiền uyển tập anh làm quyển thượng,Kế đăng lục của Như Sơn làm quyển nhất, quyển tà và quyển hữu, còn quyển hạ do chính An Thiền viết. Đến gần giữa thế kỷ XX, thì Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ do các hòa thượng Quang Minh, Thanh Thạnh, Doãn Hài, Thanh Tích, cùng hợp tác với trường Viễn Đông Bát Cổ để cho ra đời bộ Việt Nam Phật Điển tùng san gồm cả thảy 8 quyển, in dập theo các bản in cũ của các tác phẩm Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên bộ Phật điển tùng san này mắc hai khuyết điểm lớn. Thứ nhất, về những văn bản in dập lại, người đứng in đã không tiến hành những nghiên cứu văn bản học đối với tác phẩm đã in, làm hạn chế độ tin cậy của văn bản được công bố. Khuyết điểm thứ hai là chỉ in dập lại các văn bản cũ bằng chữ Hán hoặc chữ quốc âm, mà vào thời điểm ra đời của bộ Phật điển tùng san, hai loại chữ này đã không còn phổ biến rộng rãi nữa. Cho nên, nó đã không còn gây được tác động lớn trong giới học thuật. Thêm vào đó, vì những biến động vào năm 1945, bộ Việt Nam Phật Điển tùng san chỉ in tới quyển thứ 8 thì chấm dứt và sau đó không thấy xuất hiện thêm quyển nào nữa. Ngoài ra do thuộc loại in dập, sự sắp đặt các tác phẩm in trong bộ này không dựa trên tiêu chuẩn học thuật và thứ tự tổ chức nào cả. Những điểm này càng làm hạn chế ảnh hưởng học thuật của bộ sách này .
Bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam của chúng tôi ra đời, do thế, sẽ được thực hiện theo một số phương châm sau. Thứ nhất, về mặt tổ chức, chúng tôi sắp xếp các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác giả, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nước ta cho đến thế kỷ XX….
Thứ hai,về mặt học thuật, bộ Tổng tập này chỉ bao gồm các tác phẩm viết bằng văn tự khối vuông, tức bao gồm các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ quốc âm.Đối với những tác gia sống trong buổi giao thời của việc chuyển từ văn tự khối vuông qua mẫu tự Latin, nếu tác phẩm chính của họ viết chủ yếu bằng văn tự khối vuông thì cũng sẽ được đưa vào trong bộ Tổng tập này.
Thứ ba,những tác phẩm in trong Tổng tập đều do các tác gia Việt Nam thực hiện, trừ ba dịch tác gia là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Viên Văn Chuyết Chuyết và Đại SánThạch Liêm. Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người Ấn Độ, còn hai vị kia là người Trung Quốc. Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã cùng với người học trò mình là Pháp Hiền thành lập nên dòng thiền Pháp Vân. Cho nên, vị thiền sư này qua những dịch phẩm của mình như Phật thuyết tượng đầu tinh xá kinh và Đại thừa phương quảng tổng trì kinh chắc chắn là có những ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hệ tư tưởng thiền Pháp Vân. Vì vậy, cả hai dịch phẩm này sẽ được chúng tôi đưa vào phần phụ lục của Tổng tập. Viên Văn Chuyết Chuyết đã sống một thời gian dài và mất tại nước ta, có viết một tác phẩm ngắn là Bồ đề yếu nghĩa,chúng tôi cũng cho in vào đây để tiện việc nghiên cứu tác động tư tưởng của Viên Văn đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam và Phật giáo Việt Nam. Còn Đại Sán Thạch Liêm có nhiều tác phẩm hơn và được lưu hành rộng rãi trong giới học thuật Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là bộ Hải ngoại kỷ sự. Cho nên, để cung cấp tư liệu nghiên cứu, chúng tôi cũng cho công bố các tác phẩm của Đại Sán trong bộ Tổng tập này.