Giới thiệu Sách - Tranh Dân GIan Đồ Thế Việt Nam - Nguyễn Thị Thu Hoà - Bình Book - Bìa Mềm
Vậy là chị Thu Hoà vẫn tiếp tục cặm cụi với dòng sách Tranh dân gian. Ta chuẩn bị có thêm ấn bản về dòng tranh còn xa lạ với ta: TRANH ĐỒ THẾ. *** TRANH DÂN GIAN ĐỒ THẾ VIỆT NAM Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà Chụp ảnh chính: Phạm Thành Long Thiết kế Trương Vũ Minh Hiếu Hinh thức: in màu toàn bộ trên giấy couche Vẽ bìa: nghệ nhân Nam Chi Ngày xuất bản: 03 - 2022 Kích thước: 21 x 29.5 cm Nhà xuất bản: NXB Thế Giới Nhà phát hành: Bảo tàng gốm sứ Hình thức bìa: Bìa mềm Số trang: 350 *** Lời nói đầu của tác giả: Tình yêu với tranh dân gian đồ thế Việt Nam của tôi bắt đầu manh nha với quyển sách Đồ họa cổ của nhóm tác giả: Phan Cẩm Thượng, Cung Khắc Lược và Lê Quốc Việt. Sau đó tôi được dẫn dắt của nhà nghiên cứu Đỗ Tam Quốc cùng với những mộc bản tranh đồ thế Nam Bộ được sưu tập đầu tiên. Dần dà với những mộc bản tiếp theo và hiện nay bộ sưu tập mộc bản của tôi có khoảng 300 mộc bản. Quá trình sưu tập được kết hợp với những chuyến đi điền dã trong và ngoài nước để nghiên cứu trong chục năm trở lại đây, tôi đã dựng lại được bức tranh toàn cảnh về tranh dân gian đồ thế Việt Nam. Con người bên cạnh các nhu cầu về vật chất thì còn có nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về tín ngưỡng và tôn giáo. Tranh dân gian đồ thế Việt Nam có lẽ là loại tranh dân gian được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các dòng tranh dân gian vì đó là tranh phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng. Khi xã hội hiện đại hóa lên, tranh in công nghiệp đã dần dần thay thế tranh in từ mộc bản, việc tiết kiệm nguyên liệu để hạ giá thành của tranh cũng khiến cho nhiều tranh dân gian đồ thế mất dần chỗ đứng, chỉ là những hình ảnh mờ nhạt rồi mất hẳn. Sách “Tranh dân gian đồ thế Việt Nam” là nỗ lực của tôi, mong muốn được bảo tồn, giữ gìn và phát huy những di sản của ông cha ta đã để lại. Nếu không có sự giúp đỡ của Đại Đức Thích Minh Định (trụ trì chùa Bình Thành – Hưng Yên); nhà nghiên cứu Phí Thành Phát (Tây Ninh) và những người bạn – đồng thầy: Nhân Phúc, Việt Trần, Đức Hải, Đức Lâm, Đỗ Hoàng Dương; nghệ nhân bóng rỗi - bà Tư (Cái Bè) và các nghệ nhân tranh đồ thế Việt Nam thì tôi nghĩ, quyển sách khó có thể phong phú và có những kiến thức đa chiều. Đồng thời tôi cũng cám ơn các NAG và những người bạn đã cung cấp ảnh để tôi có thể minh họa trong cuốn sách này: NAG Lê Bích, Phạm Thành Long, Journeys in Hue, Trung Phan và những người cung cấp ảnh đã ghi chú trong sách. Mong rằng trong những năm tới tôi có thể hoàn thiện thêm những kiến thức về tranh dân gian đồ thế cho những lần tái bản sau. Hà Nội ngày 1 tháng 3 năm 2022