Giới thiệu Sách - Trò Chơi Của Trẻ Em Ở Bắc Kỳ (NN)
“Ngoài một số chỉ dẫn được R. P. Cadière đưa ra vào năm 1902, G. Dumoutier vào năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh vào năm 1935 và G. Cordier vào năm 1940, thì theo như tôi biết, chưa có bất kỳ tác phẩm nào khai thác chủ đề trò chơi của trẻ em An Nam. Để khắc phục thiếu sót này, tôi thấy dường như đã đến lúc làm cho người An Nam điều mà ta từng làm cho các dân tộc khác, nghĩa là cung cấp, dẫu không phải một nghiên cứu có hệ thống về các trò chơi, thì ít nhất cũng là một tư liệu đưa lại ý niệm tương đối về các hoạt động của trẻ em. Tại thành phố, trong lúc trẻ em chơi bi, bóng nhỏ, bóng lớn, nhảy ô, nhảy cừu cùng một loạt các trò giải trí khác đến từ nước ngoài, thì tại vùng quê, các bé trai và các bé gái lại có những thú vui mang bản chất khác hẳn. Chính nhờ các trò chơi thôn dã này mà ta hiểu rõ hơn tính chất các hoạt động của thiếu niên An Nam và các trò chơi ấy chính là đối tượng của tuyển tập này.” Với những miêu tả chi tiết cùng những tranh minh họa đầy sống động, cuốn sách sẽ đưa độc giả đến với thế giới giải trí vô tư của trẻ em, để rồi qua đó, tiếp cận với những tập tục và truyền thống sinh hoạt của người An Nam xưa theo một cách thức đầy tự nhiên và lôi cuốn.
Lời giới thiệu của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng Cuốn sách của Ngô Quý Sơn được biên soạn bằng tiếng Pháp, những năm đầu thế kỷ 20, có lẽ chủ yếu cho người Pháp và những người Việt biết tiếng Pháp đọc, tuy nhiên nó lại là tài liệu nghiên cứu văn hóa quý giá, với đối tượng là những trò chơi của trẻ em Bắc Kỳ, thời kỳ thực dân-phong kiến. Nếu đối chiếu với thực tế, thì các trò chơi này ít nhất còn tồn tại đến những năm 1970, còn như chúng tôi với tuổi thơ mình, thì hầu hết các trò chơi này biến mất và không được trẻ em chơi vào khoảng những năm 1975/1980. Tất nhiên việc thực hành các trò chơi này giảm dần ở tùy địa phương khác nhau. Ví dụ các trò phổ biến đến những năm 1970, như Chồng nụ chồng hoa, đánh khăng, đánh đáo, bịt mắt bắt dê, đánh chắt… thì thay đổi dần vài mẹo thuật, cũng như thay đổi đôi chút các câu đồng dao hát kèm so với năm mươi năm trước, cùng với sự tan vỡ của làng xã và quần cư đô thị kiểu thời Pháp thuộc, và thay thế bằng làng xã nông thôn mới với tính chất đô thị hóa, cũng như các thành phố được tổ chức và xây dựng khác hẳn trước. Đương nhiên quan hệ trong giới trẻ em cũng thay đổi hoàn toàn, tính cộng đồng trẻ em làng xã không còn nữa. Trẻ em Việt Nam, trong các làng xã Bắc Bộ, là một cộng đồng thu hẹp, các làng đều tương đối giống nhau về cấu trúc xã hội và sản xuất nông nghiệp, nhưng khá khác nhau về tập tục và sự biệt lập trong sinh hoạt giữa làng này và làng kia. Ngay cả người lớn, cũng ít khi đi ra khỏi làng mình. Họ ở nhà, đi chợ làng, chợ xã, ra đồng, ra sông, rồi quay về. Trẻ em thì càng ít đi khỏi phạm vi này, chúng được gia đình và làng xã bao bọc. Một số ít học nghề, một số ít học chữ, còn lại đều chẳng học gì, mà sớm tham gia sản xuất nông nghiệp cùng gia đình, và cuối cùng trở thành nông dân như cha ông. Trong làng, trẻ em chơi với nhau hằng ngày theo từng ngõ xóm, vào dịp lễ tết hội làng, chúng có thể tham gia những trò chơi chung. Tuy vậy, các trò chơi của trẻ em, hầu như ở Bắc Bộ, đều tương đối thống nhất, mặc dù chẳng có sự học hỏi tham khảo nào. Dường như trò chơi tồn tại cùng cuộc đời của chúng, có sẵn trong làng xã theo những trò nhất định, không quá nhiều, cũng không quá ít, và tăng dần độ khó theo tuổi tác. Đến tuổi có thể lập gia đình, nếu tảo hôn, nữ mười ba, nam mười sáu (theo tuổi âm, nữ thập tam, nam thập lục, tức là tuổi phát dục) chúng sẽ tự nhiên từ bỏ trò chơi. Thông thường, độ tuổi chơi của trẻ em nông thôn cũng 🌈THÔNG TIN CHI TIẾT
- Tác giả: Ngô Quý Sơn - Nhà xuất bản: Thế Giới - Nhà phát hành: Phương Nam - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 230 - Loại bìa: Bìa Mềm - Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14.5 cm
🌈 SỬ DỤNG & BẢO QUẢN SÁCH
- Thường xuyên vệ sinh kệ/ tủ sách. - Hạn chế để sách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm bạc màu và giòn sách. - Để sách nơi khô ráo, sạch sẽ, và thoáng mát, không nên để sách dưới nền nhà để tránh hơi ẩm hoặc các tác động khác. - Dùng bookmark để đánh dấu trang sách đang đọc dở, đánh bay thói xấu gấp mép sách khi đọc làm mất thẩm mỹ của cuốn sách.
🌈 CAM KẾT
- Sản phẩm giống ảnh 100%. - Nhà sách Anh Thành books cam kết chỉ bán sách thật, sách mới, nhập nguyên kiện từ nhà xuất bản. - Đảm bảo chất lượng nguyên vẹn; sách được lựa chọn và đóng gói cẩn thận.
—-------------------------------
Nhà sách Anh Thành books xin chân thành cảm ơn quý khách vì đã luôn tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm của chúng tôi. Sau khi sử dụng sản phẩm, quý khách vui lòng để lại nhận xét đánh giá, chúng tôi sẽ dựa vào đó để thay đổi ngày càng tốt hơn, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc về sản phẩm, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi trong phần shopee chat. Chúng tôi luôn ở đây và sẵn sàng giải đáp cho bạn!#sach #sachkinang #nhasach #sachmoi #nhasachonline #sbooks #thanhanhbooks #truyen #tieuthuyet #yhoc #dinhduong #suckhoe #sachykhoa #sachdinhduong