Nhà xuất bản : NXB Hội Nhà Văn.
Công ty phát hành : Phương Nam Book.
Kích thước : 13 x 20.5 cm.
Tác giả : Hoàng Văn Minh.
Số trang : 224.
Ngày xuất bản : 04-2014.
Loại bìa : Bìa mềm.
Trong gần 15 năm làm phóng viên thường trú báo Lao Động tại Huế, tôi may mắn được gặp gỡ, chuyện trò, thậm chí “gây sự” và được làm “bạn vong niên” với một số nhân vật trong cuốn sách này, dù khoảng cách giữa chúng tôi là trên dưới 40 năm tuổi.Với tôi, họ là hiện thân một “nước Huế” trầm nhã, thú vị đến mức nếu bỗng chốc họ biến mất theo nhiều nghĩa khác nhau, thì Huế vốn đã vắng lặng sẽ còn vắng lặng hơn. Đọc bản thảo cuốn sách này, nhiều người trêu là tôi đang “nghiên cứu” các nhà nghiên cứu Huế. Thực ra, tôi chỉ “chụp ảnh” họ trong một vài khoảnh khắc mà đôi khi, điều muốn nói lại không tìm thấy nơi bề mặt câu chữ...Hẳn cuốn sách sẽ đặt tôi trước câu hỏi từ bạn đọc, rằng Huế có bao nhiêu là người thú vị, sao ở đây chỉ có 24 nhân vật với 25 bài viết? Thưa rằng, những người tôi được trò chuyện trong cuốn sách này là những cơ duyên và vẫn mong sẽ còn thêm một hoặc nhiều cuốn sách như thế này nữa nếu tôi có duyên gặp gỡ với những người Huế thú vị khác.Những bài viết trong "Hoàng Văn Minh - Trò chuyện những người Huế thú vị" đã đăng tải trên hai chuyên mục “Gặp gỡ cuối tuần” và “Phóng sự” của Báo Lao Động.Tác giả Hoàng Văn MinhNói nôm na "trò chuyện"; nghe quen và xưa cũ, thực ra Hoàng Văn Minh không giấu được tham vọng về một cách thể hiện mới trên loại hình phỏng vấn báo chí khi thường xuyên trở thành nhân vật cộng hưởng bên cạnh nhân vật chính của chuyện, không né tránh tranh cãi, cũng không ngại thu mình lại trong cảnh giới độc thoại, khiến ta ngờ rằng, dẫu đang trò chuyện với "người Huế thú vị", nhưng nếu "người hầu chuyện" không đau đáu với câu hỏi mình đặt ra, không dày công nghiên cứu đề tài, thậm chí âm mưu "gài bẫy" thì cuộc trò chuyện kia biết đâu sẽ không có những chi tiết bật ra đúng lúc, vang lên bất ngờ để làm nên cái gọi là "thú vị".Không dưới 5 năm để chắt lọc chừng đó chuyện trò, cũng không hề là những mạn đàm ngẫu hứng và được gom góp lại sau khi đăng tải trên các báo, mà có vẻ như tất cả đã nằm trong sổ tay "người hầu chuyện", rồi tùy duyên thực hiện trước sau, như mài dũa từng hạt trong chuỗi hạt đã thiết kế, nên mỗi "người Huế thú vị" xuất hiện trong tập sách này cứ như một cánh cửa mở vào khu vườn văn hóa Huế - quá khứ, hiện tại và tương lai - mỗi người mỗi phương vị, mỗi góc nhìn, không ai giống ai, kể cả chất Huế họ cùng chia hưởng, khiến ta vỡ lẽ: nhân vật chính của cuốn sách không hẳn là "những người Huế thú vị", mà là Huế đó thôi.Nhà văn Vĩnh Quyền