Tên sách: Trở nên điềm tĩnh Tác giả: Mike Annesley, Steve Nobel Dịch giả: Phạm Quang Văn Giá: 75.000 Đ Số trang: 144 trang Trọng lượng: 180 gram Nhà xuất bản: Lao Động Nhà phát hành: Thái Hà Khổ: 14.5×20.5cm Năm xuất bản: 2022 Cuốn sách Trở nên điềm tĩnh trình bày đa dạng những cái nhìn sâu sắc, chỉ dẫn và những bài tập quý báu để đối phó với căng thẳng và sự bất mãn trong mọi mặt của cuộc sống. Với các chương về giảm bớt căng thẳng, đối mặt với rủi ro và thay đổi, viện tới nguồn lực nội tại khi mọi việc trở nên gay go và tìm được sự bình yên trong việc tự chấp nhận bản thân, bạn sẽ học được cách làm cho cuộc sống của mình cân bằng và mãn nguyện hơn, cũng như tiến gần tới một phiên bản con người mới điềm tĩnh hơn, hạnh phúc hơn. Mỗi chương đúc kết lại với các phần Định hướng tư duy và Kế hoạch hành động gồm 10 điểm chính bao gồm các điều tự nhủ với bản thân và danh sách việc cần làm, nhằm giúp bạn không chậm trễ bắt đầu tạo nên sự khác biệt. Khám phá cách để phản hồi điềm tĩnh như một thói quen ngay cả khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch. Theo dõi các điểm chính trong mỗi phần Định hướng tư duy và Kế hoạch hành động để có 120 ý tưởng thay đổi cuộc sống, giúp bạn đạt được sự hài lòng. Nguyên tắc cơ bản của cuốn sách này là sẽ là sai lầm nếu coi căng thẳng là điều không thể tránh được: lo lắng không phải là một phần của bản thân, nó là một phản hồi, và giống như tất cả các phản hồi khác, nó nằm trong khả năng kiểm soát của mỗi người. Chúng ta có thể chọn trở nên điềm tĩnh. Đôi khi, hoàn cảnh có thể còn trên cả mức thách thức. Chúng ta có thể phải chịu áp lực khi cố gắng xoay xở với nhiều hơn một vai trò, hoặc có thể gặp một cú sốc nào đó khiến bản thân phải dừng bước – có thể là bị cho thôi việc, nước ngập vào trong nhà, hay mất đi một người thân yêu. Rồi lại nữa, chúng ta có thể cảm thấy liên tục gặp trắc trở vì đang ở trong một mối quan hệ hay một công việc không được trả công xứng đáng, không thể thanh toán các hóa đơn hoặc có những nguyên nhân chôn sâu trong quá khứ dẫn tới việc đánh giá thấp giá trị bản thân. Dù kiểu khó khăn nào – cấp tính hay mạn tính – thì chúng ta sẽ vẫn có những chiến lược để lấy lại sự bình yên nội tâm. Cuốn sách này tập trung vào hai phạm vi mà chúng ta có khả năng cải thiện – suy nghĩ và hành động. Phạm vi thứ ba – cảm xúc – sẽ khó kiểm soát hơn. Cố gắng kìm nén cảm xúc trong mọi trường hợp sẽ là tự chuốc lấy thất bại, gây nên những bối rối và lo lắng. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn là luôn thừa nhận những cảm xúc của bản thân và rồi đưa ra các lựa chọn không phụ thuộc vào chúng. Đây là một kỹ năng có thể học được. Phải khẳng định lại một câu then chốt đã nêu ở trên rằng, chúng ta có thể chọn trở nên điềm tĩnh. Lựa chọn này sẽ đòi hỏi một số thay đổi, có thể trong hoàn cảnh hoặc cách bản thân phản hồi với những sự kiện, hoặc cả hai. Dù là loại thay đổi nào thì cũng có độ khó riêng, từ mức dễ đến mức thách thức. Thay đổi, dù là do bản thân tự khởi xướng hay bị áp đặt từ bên ngoài, đều có thể xem như là sự căng thẳng cố hữu hoặc là một hành trình phiêu lưu, và chúng ta được lựa chọn. Lựa chọn này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của bản thân đối với rủi ro và với tương lai chưa biết trước đồng thời với cả việc liệu bản thân có thể phát huy thế mạnh của mình và dựa trên sự hỗ trợ, cả thiết thực lẫn cảm xúc, từ những người khác hay không