Giới thiệu Sách - Trường dạy nghề ở Việt Nam thời Pháp thuộc 1898 - 1945 - Nhã Nam
Tác giả: Trần Thị Phương Hoa Nhà xuất bản: Thế Giới Số trang: 324 Kích thước: 15.5x24 cm Ngày phát hành: 06-2023
Ở Việt Nam giai đoạn trung đại, nghề nghiệp gắn liền với gia đình, làng xã, địa phương. Mỗi vùng đất có một đặc sản nghề riêng mà tiếng tăm vẫn được truyền đến ngày nay nhờ được lưu truyền trong ca dao cổ. Việc truyền nghề được coi là việc riêng của dòng họ hay địa phương, thậm chí nghề được giữ gìn như bí quyết riêng của gia đình hay dòng họ, ngăn cấm truyền dạy cho người ngoài...
Khi tới Việt Nam, Pháp đã chủ động mở các trường dạy nghề nhằm bảo lưu các nghề truyền thống của Việt Nam. Cho đến ngày nay di sản của các trường dạy nghề thời thuộc địa vẫn còn rất đậm nét trong ký ức xã hội Việt Nam hiện đại. Hầu như tất cả các trường dạy nghề hình thành từ thời thuộc địa đều được ghi nhận trong lịch sử hoạt động của nhà trường và được các cơ sở hiện nay kế thừa, dù trải qua rất nhiều thăng trầm
Cuốn sách này được hình thành nên nhờ vào nguồn tài liệu đa dạng, từ các tài liệu thứ cấp là các công trình đã xuất bản liên quan đến đề tài; đến các tài liệu sơ cấp như ghi chép của người Pháp, người Việt, tài liệu lưu trữ, báo chí đương thời, hồi ức, hồi ký nhằm phác họa sự hình thành và phát triển của các trường dạy nghề tại Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa.
TRẦN THỊ PHƯƠNG HOA Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Cô lấy bằng Tiến sĩ Sử học tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2012 với đề tài “Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc kỳ từ 1884 đến 1945”. Luận án này đã được trao giải Nhất giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật (2012). Chuyên khảo “Giáo dục Pháp Việt ở Bắc Kỳ, 1884-1945” dựa trên nội dung Luận án xuất bản năm 2012 đã đạt giải Đồng sách hay Toàn quốc năm 2013. Một số nghiên cứu tiêu biểu: 2020, “Making the Vietnamese áo dài tunic national heritage: fashion travel through tradition, colonialism, modernity”, International Journal of Heritage Studies. 2020, “Legitimizing Intellectual Leadership in Proletarianization Movement in Early Formation of the Vietnamese Marxism, 1928-1930”, Russian Journal of Vietnamese Studies. 2020, “Pragmatizing Schools: A History of Vocational Training in Colonial Vietnam”, Journal of French Colonial History. 2019, “Enseignantes et mutation des cadres dans le contexte de l’éducation des femmes au Tonkin colonial, 1907-1945”, in trong Hanoi-Paris: Un nouvel espace des sciences humaines, Édition Kimé, Paris.