Giới thiệu Sách - Truyện Kiều (Ấn Bản Kỷ Niệm 250 Năm Năm Sinh Đại Thi Hào Nguyễn Du
Trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta, chưa bao giờ có tác phẩm nào được nhân dân yêu quý như Truyện Kiều. Mặc dù thể chế chính trị quốc gia thay đổi theo từng giai đoạn nhưng lòng người say mê Truyện Kiều không hề thay đổi. Vì sao vậy? Đào Nguyên Phổ, trong lời tựa cho quyển Đoạn trường tân thanh (tức Truyện Kiều) in năm 1902 đã trả lời: “Lời lẽ xinh xắn mà văn hoa, âm điệu ngân vang mà tròn trịa, tài liệu chọn rất rộng, sự việc kể rất tường, lượm lặt những diễm khúc tình tứ của cổ nhân, lại góp đến cả phương ngôn ngạn ngữ nước nhà, mặn mà, vụn vặt không sót, quê mùa tao nhã đều thu… khiến người cười, khiến người khóc, khiến người vui, khiến người buồn, khiến người giở đi giở lại ngàn lần, càng đọc thuộc lại càng không biết chán, thật là một khúc Nam âm tuyệt xướng, một điệu tình phổ bực đầu vậy”… Viết về Kiều lấy gợi ý từ một tác phẩm văn xuôi nước ngoài, Nguyễn Du đã ký thác tâm sự về thời ông đang sống, về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, về khát vọng được sống và yêu. Từ điển Encyclopædia Britannica đã viết: “Truyện thơ của Nguyễn Du diễn đạt những đau đớn riêng tư và thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc thông qua sự khai thác học thuyết của nhà Phật về nghiệp quả báo ứng cho những tội lỗi cá nhân”. Từ đời này qua đời khác, dân ta say mê “khúc Nam âm tuyệt xướng” này rồi truyền cho nhau nhiều cách thưởng thức tác phẩm qua các trò ngâm Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều và cả bói Kiều nữa. Và trên hai trăm năm qua, những công trình tìm hiểu, thẩm bình, nghiên cứu Truyện Kiều không bao giờ gián đoạn.
Thông tin chi tiết: Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ Tác giả: Nguyễn Du Năm xuất bản: 2021 số trang: 265