Công ty phát hành Tân Việt Tác giả Nhiều tác giả Nhà Xuất Bản NXB Thế Giới Năm Xuất Bản 2016 Kích Thước 20.7 x 26.9 cm Số trang 795 Hình thức Bìa Cứng
MÔ TẢ SẢN PHẨM : Kể từ khi quyển Từ điển Việt-Nga đầu tiên trong lịch sử từ điển học Xô-viết do tập thể các tác giả Liên Xô biên soạn, giáo sư Ô-sa-nhin I.M và Vũ Đăng Ất hiệu đính (Ma-xcơ-va, 1961) ra đời đến nay đã qua ba mươi năm. Tình hình đòi hỏi cấp thiết phải có một quyển từ điển Việt-Nga mới. So với quyển từ điển Việt-Nga trước, Quyển từ điển này không những có sự khác biệt về số lượng (số từ nhiều gấp đôi), mà còn có sự khác biệt có tính chất nguyên tắc về chất lượng xử lý các mục từ. Trong khi biên soạn, các tác giả chúng tôi cố gắng không chỉ mở rộng bảng từ điển và làm cho nó phong phú thêm bằng các cụm từ, các thành ngữ và tục ngữ thường dùng, phản ánh những sự biến đổi về ngữ nghĩa và chức năng tu từ, nảy sinh trong một bộ phận thông dụng nhất của vốn từ vựng tiếng Việt văn học hiện đại trong ba chục năm qua,mà còn bổ sung cho từ điển những đơn vị từ vựng mới, trước hết là những từ ngữ thường gặp trên mặt báo, trong các tạp chí khoa học thường thức, các tác phẩm văn học nghệ thuật. Quyển từ điển này dành cho các bạn đọc Nga cũng như Việt Nam - các cán bộ phiên dịch, các nhà chuyên môn, sinh viên, giáo viên tiếng Việt với tiếng Nga. Mỗi mục từ phải được mở đầu bằng một từ, nghĩa là bằng một đơn vị ở cấp độ từ, nhưng trong các từ điển tiếng Việt đã xuất bản, nguyên tắc này cũng không được thực hiện vì không có những tiêu chí chắc chắn cho phép trong mọi trường hợp có thể phân định rách ròi một từ phức có hai yếu tố với một cụm từ cố định. Do đó chúng tôi không thể tự đặt cho mình một nhiệm vụ không thể giải quyết được là biên soạn một quyển từ điển mà trong đó mỗi mục từ bao giờ cũng chỉ bắt đầu bằng một từ chắc chắn. Vì vậy, trong quyển Từ điển Việt-Nga này, bên cạnh những mục từ mà từ đầu mục là một từ chắc chắn (những mục từ này hiển nhiên là chiếm đa số), có những mục từ mà từ đầu mục hoặc là một cụm từ cố định hoặc là một tổ hợp định danh về mặt lý thuyết có thể xếp vào mục từ cố định hoặc có thể xếp vào cụm từ tự