Giới thiệu Sách - Tủ Sách Tâm Lý Học Giáo Dục Cánh Buồm - Những Thế Giới Trong Tâm Trí
Sách - Tủ Sách Tâm Lý Học Giáo Dục Cánh Buồm - Những Thế Giới Trong Tâm Trí Tác giả Jerome Bruner; Hoàng Hưng dịch Nhà xuất bản NXB Tri Thức Đơn vị phát hành NXB Tri Thức Ngày xuất bản 03-2022 Số trang 334 Kích thước 13 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Cuốn sách ""Những thế giới trong tâm trí"" (Actual Minds, Possible Worlds: dịch sát nghĩa là Các tâm trí có thực, những thế giới có thể có) ra mắt lần đầu năm 1986 của Bruner là một công trình bao quát nhiều lĩnh vực: tâm lí học, triết học, ngữ học, xã hội học, văn hóa học, nhân học.
Ba phần chính của cuốn sách:
Phần 1 đối lập hai phương thức tư duy (tư duy hệ hình hay logic, khoa học và tư duy tự sự).
Phần 2, phần thiết yếu, bàn về thế giới quan kiến tạo luận: không có một thế giới có nghĩa được cho sẵn “ở ngoài kia”, mà thực sự nó được xây dựng (kiến tạo) bởi tâm trí con người.
Phần 3, những liên can của tư tưởng trên với giáo dục và văn hóa nói chung.
Tinh thần chủ đạo của cuốn sách là nhấn mạnh vai trò của tâm trí, đặc biệt là tâm trí quan nghiệm đối với thế giới thực tại. Thế giới tồn tại trong các “nghĩa” của nó đối với con người, “nghĩa” của nó không nhất thành bất biến mà được sinh ra qua cách diễn giải khác nhau của mỗi người tuỳ thuộc hoàn cảnh văn hóa của họ.
Từ đó, tác giả đề cao chức năng nhận thức thế giới của các bộ môn nghệ thuật trong nhà trường, với phương thức “tự sự” (qua câu chuyện và chuyện kể) sinh động thay cho lí lẽ logic. Và chính việc dạy những tác phẩm nghệ thuật (cụ thể nhất là tác phẩm văn học) cũng phải tuân theo nguyên tắc gợi mở để học sinh tự diễn giải “nghĩa” của tác phẩm với kinh nghiệm và trí tưởng tượng của riêng mình, trên cơ sở “văn bản gốc” của tác phẩm mà sáng tạo “văn bản ảo” của riêng mình.
Cũng từ đó, ông đề nghị một thứ “ngôn ngữ” trong nhà trường: “ngôn ngữ của giáo dục là ngôn ngữ của sự sáng tạo văn hóa, không phải ngôn ngữ của sự tiêu thụ kiến thức hay chỉ thụ đắc kiến thức”.
Đó là những luận điểm nhất quán với chủ trương tổng quát về “văn hóa của giáo dục” của Bruner…và là tinh thần chủ đạo của một nền giáo dục khai phóng, dân chủ, tôn trọng người học, nhằm tạo ra những con người chủ động và sáng tạo cho xã hội tương lai. "