Giới thiệu Sách - Tự Sự Giữa Đôi Dòng- Tuyển Tập Tác Phẩm Phạm Tú Châu
Sách - Tự Sự Giữa Đôi Dòng- Tuyển Tập Tác Phẩm Phạm Tú Châu Tác giả: Phạm Tú Châu Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn học Đơn vị phát hành: Nhà sách Hàn Thuyên Ngày xuất bản:2018 Số trang :558 Kích thước 17 x 24 cm Loại bìa: cứng
Nội dung : Cuốn sách mà các bạn đang có trên tay là nỗ lực của những người xuất phát từ sự yêu quý, kính trọng nhà nghiên cứu văn học, dịch giả, nhà văn PGS.TS. Phạm Tú Châu (1935 - 2017) biên soạn nhân Ngày giỗ đầu của bà. PGS.TS. Phạm Tủ Châu sinh ra trong một gia đình có truyền thống học vấn, trọng tri thức và đạo nghĩa. Ông nội và cha đều đỗ đạt, chú ruột là nhà văn viết truyện trinh thám nổi tiếng Phạm Cao Cùng (1913 2012). Từ nhỏ bà đã được tiếp xúc với thế giới văn chương trong một gia đình có có rất nhiều sách báo, có nề nếp đọc sách chung cho nhau nghe vào các buổi tối... Nhưng với một tư chất yêu thích văn chương cô gái trẻ đã tìm đọc cả những cuốn sách bị cấm đoán đương thời. Trong suốt cuộc đời hoạt động văn hóa của mình Phạm Tú Châu vẫn luôn đọc sách và nhờ vậy mà có được vốn tri thức rộng lớn làm nền tảng cho sự nghiệp viết và dịch sách của mình. Tình yêu văn chương đó được nuôi dưỡng khi ở tuổi trưởng thành Phạm Tú Châu được đi học tập và công tác tại Trung Quốc. Bà được giữ lại làm phụ giảng, được tham gia lớp học về văn học Trung Quốc và lớp nâng cao tiếng Trung. Vào những ngày thẳng này nữ phiên dịch trẻ cũng đã tích lũy được cho mình rất nhiều tri thức nhờ những ngày miệt mài trong thư viện, đọc từ sách vở thánh hiền cho đến văn học cổ kim Đông Tây. Tình yêu văn chương đó được nhân lên gấp bội khi về nước, công tác tại Viện Văn học, Phạm Tú Châu lại được đào tạo trong Lớp đại học Hán - Nôm đầu tiên của chế độ mới. Trong những môi trường đó bà luôn được tiếp xúc với những người thầy giỏi. Ở Việt Nam Phạm Tủ Châu là học trò trực truyền của những bậc sự biểu của nền học văn Việt Nam đương thời như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Cao Xuân Huy, Nguyễn Đức Vân, Nam Trân, Đào Phương Bình, Phạm Thiều... Đó là những năm mà Viện Văn học như là “thành