Giới thiệu Sách - Tứ Trụ Dự Đoán Học Triệu Vĩ Hoa (minh lâm)
Thông tin chi tiết Công ty phát hành Nhà sách Minh Lâm Tác giả: Thiệu Vĩ Hoa Nhà xuất bản NXB Thời Đại Ngày xuất bản 2012-12-20 16:22:46 Loại bìa Bìa cứng Số trang 455 Mô Tả Sản Phẩm Con người đều muốn biết được vận mệnh của bản thân. Vậy vận mệnh do ông trời sắp đặt hay do bản thân con người làm chủ? Đứng trước vấn đề này, con người có nhiều quan niệm khác nhau về vận mệnh:
1. Vận mệnh do ông trời sắp đặt: Vận mệnh này không do bản thân con người quyết định mà do ông trời sắp đặt. Quan điểm này bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến. Dựa theo đó, hoàng đế lại sinh hoàng đế, dân thường vẫn chỉ là dân thường. Muôn dân chỉ có tuân thủ mà không cách nào cải biến được vận mệnh của mình. Giai cấp thống trị phong kiến lấy quan điểm này để giáo hóa chúng dân.
2. Vận mệnh do bản thân làm chủ: Con người có thể thông qua sự nỗ lực của bản thân để cải biến vận mệnh, làm chủ vận trình cuộc đời. Dựa theo quản điểm này, con người thường quen với trạng thái phấn đấu "thất bại là mẹ thành công", sướng trước khổ sau, thành công được xây dựng trên cơ sở của sự phấn đấu và trải nghiệm những gian khổ.
3. Vận mệnh vô thường: Quan điểm này chia thành vận và mệnh. Mệnh là chỉ nhân tố di truyền tiên thiên, cũng chính là cấu trúc của tứ trụ. Vận chỉ nhân tố hoàn thảnh hậu thiên, là sự chuyển biến của vận thế. Đem tiên thiên kết hợp với hậu thiên trở thành vận mệnh chân chính. nếu như sự thông minh là nhân tố tiên thiên thì môi trường giáo dục, sự nỗ lực phấn đấu của cá nhân và cơ hội là nhân tố hậu thiên. Mọi người đều đồng ý rằng, nhân tố hậu thiên quan trọng hơn nhân tố tiên thiên. Cho nên mới có câu nói cửa miệng "mệnh tốt không bằng vận tốt".
Đối với 3 quan điểm về vận mệnh trên, chúng ta có thể thấy rõ: Loại đầu tiên được giai cấp phong kiến và thuật sĩ giang hồ tôn sùng. Loại thứ hai được các sách báo đương đại đề cao. Loại thứ ba là đối tượng nghiên cứu của Tứ trụ Dự đoán học.
Tứ trụ gồm Thời trụ, Nhật trụ, Nguyện trụ, Niên trụ. Mỗi trụ lại có 1 tổ hợp Thiên can và Địa chi, hợp thành 8 chữ. Dựa trên cơ sở của 8 chữ này, kết hợp với đại vận và lưu niên có thể luận đoán được mức độ cát hung, họa phúc của đời người. Phương pháp này là một bộ môn dự trắc có tính chính xác, phổ cập nhất trong giai đoạn hiện nay. Sau khi Từ Tử Bình sáng lập, tứ trụ đã được nhiều nhà tiên hiền các thời đại dày công nghiên cứu, bổ sung, hình thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh.
Tứ trụ lấy triết học biện chứng làm cơ sở, dựa vào lối tư duy biện chứng này để suy đoán. Cho nên, tứ trụ hoàn toàn không có tính thần bí, chỉ thông qua sự thể nghiệm mối qua hệ giữa con người và thế giới tự nhiên để có thể đưa ra được kết quả chính xác. Do là một bộ môn thuật số, học tập tứ trụ có thể từ đơn giản tới phức tạp, cũng có thể hóa phức tạp thành đơn giản, cuối cùng từ đơn giản tiến nhập vạo sự phúc tạp. 3 quá trình này là linh hồn của Dịch học: Bất dịch, giản dịch và biến dịch. Trong cuốn sách Tứ trụ dự đoán học trình bày nhiều bảng biểu, là sự hiện thực hóa của quá trình hóa phức tạp thành đơn giản. Bên cạnh đó, cuốn sách trình bày nhiều lý luận tứ trụ, là nấc thang của quá trình từ đơn giản tiến nhập vào sự phức tạp.
Cuốn sách Tứ Trụ Dự Đoán Học được chia thành 4 phần chính:
· Quy tắc hạt nhân của tứ trụ: chia thành 3 chương, trình bày lý luận từ đơn giản tới phức tạp, từ nông tới sâu, lần lượt giới thiệu những khái niệm hạt nhân cần thiết tới bạn đọc.
· 2 loại lý luận bổ trợ: Nạp âm và thần sát
· Phương pháp luận đoán thực tiễn: Vận dụng lý luận vào các vấn đề thực tiễn trong đời sống của con người như: hôn nhân, người thân, sự nghiệp, tiền tai…
· Phân tích tính cách: Tứ trụ không chỉ dự đoán sự giàu nghèo, họa phúc mà con hỗ trợ bạn đọc phân tích tính cách của bản thân và người khác.