Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Hướng Nghiệp & Phát Triển Bản Thân > Sách - Tự Truyện Nguyễn Bích Lan - Không Gục Ngã (Tái Bản) Tặng Kèm Bookmark
Giới thiệu Sách - Tự Truyện Nguyễn Bích Lan - Không Gục Ngã (Tái Bản) Tặng Kèm Bookmark
THÔNG TIN CHI TIẾT Công ty phát hành First News - Trí Việt Tác giả: Nguyễn Bích Lan Ngày xuất bản 07-2019 Kích thước 14.5 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 304 SKU 2944599473563 Nhà xuất bản NXB Phụ Nữ Việt Nam MÔ TẢ SẢN PHẨM
Cuốn tự truyện Không gục ngã của Tác giả: Nguyễn Bích Lan xuất bản vào năm 2014 để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Hành trình vượt qua nỗi đau bệnh tật, vượt qua số phận của chị là câu chuyện dài đáng khâm phục. Đã bao giờ ngẫm lại, từ đâu mà chị có thể đi qua được quãng đời gian khó ấy?
- Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người đã hỏi tôi trong những năm qua. Tôi tin rằng chính khát khao được sống một cuộc sống có ích, một cuộc sống mà bản thân mình không trở thành gánh nặng cho bất cứ ai, được làm những gì mình mơ ước đã giúp tôi trụ vững qua nghịch cảnh. Tôi hiểu rằng nếu mãi chìm trong chán nản và buông xuôi thì vô tình có thể tước đi tương lai của mọi thành viên trong gia đình bởi chúng tôi rất yêu thương nhau. Từ trong tuyệt vọng, tôi dường như đã nhận thức được trách nhiệm trả lại cuộc sống bình thường bằng cách phải “bình thường hóa” bi kịch của cá nhân.
* Không chỉ vượt qua những cơn bệnh mà chị còn tự học tiếng Anh và trở thành dịch giả của nhiều cuốn sách được bạn đọc rất chú ý. Phải chăng, đây cũng là niềm vui, là sự “cứu cánh” cho bản thân?
- Tôi gọi đó là con đường. Một con đường cho phép tôi sống và lao động như những người bình thường khác. Những cuốn sách, việc dịch và viết sách là cứu cánh của tôi, là kết quả của sự tự học và lao động chăm chỉ, nghiêm túc, sáng tạo. Nó cho thấy tôi là người có ích cho bản thân tôi và cho độc giả của tôi. Tôi xin khẳng định một điều rằng, cuộc chiến lớn nhất của con người chính là cuộc chiến chống lại sự vô dụng của bản thân. Bởi thế, ý thức mình có ích là cực kỳ quan trọng, ngay cả với những người bình thường chứ chưa nói đến những người bệnh tật như tôi.
* Chị bắt đầu dịch sách từ khi nào? Năm 2010 chị đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm dịch Triệu phú khu ổ chuột, nó có ý nghĩa ra sao đối với chị? Tôi từng là đứa trẻ khỏe mạnh, xinh xắn, vô tư, ham chơi, hễ chạm chân xuống đất là ríu rít nhảy chân sáo. Tuổi thơ tôi miên man trong gió đồng và những trò chơi thơ dại. Những ngày cắp sách tới trường của tôi đầy bóng chữ và cả một thế giới văn chương lung linh mà tôi tự đắp xây bằng những quãng thời gian đọc vụng trộm tủ sách của ông nội. Chưa có gì trong cuộc sống khiến tôi phải nghĩ ngợi. Tôi hồn nhiên đi qua tuổi thơ đến mức chưa kịp nuối tiếc khoảng thời gian thần tiên ấy. Rồi tôi chạm vào cánh cửa tuổi thanh xuân, nhìn thấy bóng dáng mình ở thời thiếu nữ. Tất cả những cảm xúc xốn xang, những thoáng xáo động chỉ vừa chớm nở, hé mở trong tâm hồn trong veo.
Nhưng bỗng chốc sự bình yên sụp đổ, chôn vùi cả nét hồn nhiên. Cả những cảm xúc mới mẻ, đẹp đẽ cũng vụt mất. Bánh xe cuộc đời tôi khựng lại trước những hướng đi đầy hy vọng, quay ngoắt 180 độ, rẽ vào lối dẫn tới vực thẳm của sự tuyệt vọng. Tôi chới với. Trống rỗng. Vô vọng. - Nguyễn Bích Lan
Có lẽ ít người biết Nguyễn Bích Lan là ai nếu không có loạt bài “Không gục ngã” mà nhà báo Quốc Việt viết trên báo Tuổi Trẻ. Những bài viết ấy không chỉ cảm động về số phận không may mắn của một cô gái mà còn làm rung động rất nhiều con tim khi đọc nó, và chắc hẳn không ít người đã thay đổi cách nghĩ với cuộc sống này từ tấm gương mang tên Nguyễn Bích Lan.
Bích Lan có lẽ sẽ không khác gì nhiều so với các bạn đồng trang lứa nếu không có một ngày định mệnh vào năm 13 tuổi, cô bị té vì hai đầu gối bất ngờ bị tê điếng, mãi sau đó cô mới đứng dậy được. Và cũng từ buổi sáng ấy, cô bị té nhiều hơn và bắt đầu sụt ký chỉ còn xương và da, đến chén cơm cũng khó nâng nổi. Việc học phải dừng lại dang dở vì bệnh tật, những lần khám bệnh mệt mỏi ở nhiều nơi đã tưởng chừng như lấy đi mất sức sống và niềm hy vọng từ cô.
Thế nhưng, Bích Lan không cho mình tuyệt vọng. Sau những lần chạy chữa không thành công, Lan ở nhà và việc đầu tiên cô làm là mượn những quyển sách tiếng Anh của cậu em đang học để tự mình học. Cũng chính từ những kiên trì của chính Bích Lan và những trang sách đã khiến cho cô phần nào quên đi bệnh tật. Và cũng từ đây mà có “lớp học Cây Táo” ra đời. Cũng chính lớp học này là niềm động viên, khích lệ cô giáo Bích Lan, và biết bao học trò nghèo từ làng quê Thái Bình biết đến tiếng Anh.
Lớp học duy trì được 4 năm thì Lan kiệt sức do căn bệnh loạn dưỡng cơ biến chứng sang tim. Lan lúc ấy gần như phải nằm liệt giường, nhưng cũng chính thời gian này, Bích Lan đã có cơ duyên làm quen với máy tính. Đối với cô, máy tính dường như mở ra cho cô một cánh cửa, cánh cửa ấy giúp cô làm quen với nhiều bạn có cùng hoàn cảnh trên thế giới. Và cũng từ đó, cánh cửa dịch thuật cũng bắt đầu hé mở với cô.
Nguyễn Bích Lan hiện vẫn còn phải đương đầu với căn bệnh loạn dưỡng cơ đã cư ngụ quá lâu năm trong cơ thể cô nhưng với những gì đã làm được và sự hy vọng vào những tiến bộ của y học đã làm cuộc sống của cô tràn đầy ánh sáng và màu sắc.