Giới thiệu Sách - Túp Lều Bác Tom (Harriet Beecher Stowe)
Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam Tác giả Harriet Beecher Stowe Người Dịch Đỗ Đức Hiểu NXB NXB Văn Học Năm XB 2021 Trọng lượng (gr) 600 Kích Thước Bao Bì 24 x 15.5 cm Số trang 415 Hình thức Bìa Mềm
Giới thiệu sách:
“Túp lều bác Tom là tác phẩm mạnh mẽ và trường tồn nhất từng được viết ra về chế độ nô lệ Mỹ.” - Alfred Kazin (nhà văn và nhà phê bình người Mỹ)
Một nô lệ trung thực và trọng danh dự buộc phải từ bỏ vợ con, bị coi như một món hàng sang tay từ người này sang người khác, ngày ngày sống trong đòn roi tủi nhục.
Một người hầu gái da đen trung thành, chăm chỉ buộc phải bỏ trốn để cứu đứa con chị hết mực yêu thương.
Một thanh niên thông minh, quả cảm, yêu tự do tha thiết buộc phải sống chui nhủi để trốn tránh gã thợ săn nô lệ tàn nhẫn không ngừng bám theo sát gót...
Những con người ấy đều là những người có phẩm giá, trung thực và dũng cảm; nhưng trong chế độ nô lệ khắc nghiệt ở Mỹ, họ không chỉ phải lao động vất vả, bị đánh đập, bị bán, bị săn đuổi, bị chia lìa người thân mà thậm chí còn không được coi là một con người.
Ra mắt độc giả vào năm 1951, bán được 300 nghìn bản sách ngay trong năm đầu tiên phát hành dù bị cấm ở các bang miền Nam và đã trở thành cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất thế kỷ XIX, Túp lều bác Tom là bản cáo trạng đanh thép về chế độ nô lệ khắc nghiệt ở Mỹ và đã góp phần không nhỏ vào công cuộc giải phóng nô lệ ở đây.
TÁC GIẢ: Harriet Beecher Stowe (1811-1896) là nhà văn người Mỹ và là người tích cực ủng hộ phong trào bãi bỏ chế độ nô lệ. Tác phẩm Túp lều bác Tom được công bố lần đầu dưới dạng đăng dài kỳ trên tờ tuần báo theo chủ trương bãi nô The National Era vào tháng Sáu năm 1851 và xuất bản dưới dạng sách vào tháng Ba năm 1852. Trong không đầy một năm, cuốn sách đã bán được 300 nghìn bản. Câu chuyện miêu tả đời sống khắc nghiệt của người nô lệ da đen ở Mỹ đã tiếp thêm sức mạnh cho phong trào bãi nô diễn ra ở miền Bắc nhưng đồng thời khiến miền Nam giận dữ. Năm 1862, sau khi cuộc Nội Chiến nổ ra, Stowe đến Thủ đô Washington gặp Tổng thống Abraham Lincoln và, theo lời kể của con trai bà, Lincoln khi gặp bà đã nói: “vậy ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách khơi dậy cuộc chiến vĩ đại này”.