Giới thiệu Sách - Văn Hóa Tính Dục Ở Việt Nam Thế Kỷ X - XIX
Sách - Văn Hóa Tính Dục Ở Việt Nam Thế Kỷ X - XIX Tác giả Phạm Văn Hưng Nhà xuất bản NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội Đơn vị phát hành NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội Ngày xuất bản 01-2019 Số trang 398 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Tình dục và tính dục là câu chuyện thiết thân và là đề tài bàn luận, chiêm nghiệm bất tận của nhân loại. Tự bản thân nó có sức hấp dẫn nhưng lại mang trong đó quá nhiều rào cản, quá nhiều cấm kị, khiến nhân loại thấy nó vừa hấp dẫn vừa đe dọa, vừa cuốn hút vừa thách thức. Cho tới nay, để tìm được một định nghĩa khả dĩ trọn vẹn về ""tình dục"" và ""tính dục"" hẳn là một việc làm nan giải. Theo Từ điển Tiếng Việt, ""tình dục"" là một danh từ chỉ ""sự ham muốn thú nhục dục"" còn ""tính dục"" là một danh từ chỉ ""đòi hỏi sinh lí về quan hệ tính giao"". Như vậy, nếu thỏa mãn với cách định nghĩa của từ điển phổ thông, hai khái niệm ""tình dục"" và ""tính dục"" gần như không có một sự phân biệt nào ngoài khác biệt về vỏ âm thanh. Nhìn từ hệ thống các thuật ngữ có nguồn gốc phương Tây được dịch ra tiếng Việt, ta có thể có được một cái nhìn rõ ràng hơn về hai thuật ngữ này: ""Nếu như tình dục (sex) hàm ý đến hành vi quan hệ, thì tính dục (sexuality), theo Bremner và IUin (1994), được tạo nên bởi các thành tố như hành vi tình dục, xu hướng tình dục, cảm xúc, các mối quan hệ xã hội, và cả các khía cạnh dúnh trị. Cũng có quan điểm khác cho rằng tính dục được cấu thành từ bốn thành tố: giới tính sinh học (do các yếu tố sinh học quy định), xu hướng tính dục (cảm thấy bị hấp dẫn về tình dục với nam hoặc nữ), bản dạng giới (cảm nhận tâm lí mình là nam hay nữ), và thể hiện giới (sự thể hiện và vai trò về nam tính hay nữ tính trong đời sống). Tình dục do đó bao hàm những khía cạnh của hành vi con người, nhưng đồng thời cũng bị tác động bởi các bối cảnh lịch sử, văn hóa, và chính trị”. Các nhà nghiên cứu cũng có những khuyến cáo khá cụ thể: ""Đừng lầm lẫn tính dục với tình dục (thuật ngữ này chỉ phản ánh quan hệ tính giao giữa nam, nữ). Tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng hơn, vừa phản ánh quan hệ tính giao giữa hai cá thể khác giới (trong tuyệt đại đa số trường hợp) vừa chứa đựng những yếu tố tạo nên phần hữu hình và cả phần vô hình của một con người. (...) Ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX, ủy ban Giáo dục và Thông tin về Tình dục ở Mĩ đã đưa ra định nghĩa hiện đại về tính dục như sau: (...) Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tình dục phản ánh tính cách con người, không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lí, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội"". Trong một trường hợp khác, ""tình dục"" trong định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới được hiểu là ""một khía cạnh trung tâm trong đời sống con ngưòi; nó bao phủ dục tính, giới tính, nhân dạng và vai trò giới, khuynh hướng tình dục, sự luyến ái, khoái lạc, quan hệ riêng tư và sự sinh sản. Tinh dục được trải nghiệm và thể hiện thông qua suy nghĩ, tưởng tượng, ham muốn, quan niệm, thái độ, giá trị, hành vi, thực hành, vai trò và các mối quan hệ. (...) Tình dục chịu ảnh hưởng của sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm tí, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, luật pháp, lịch sử, tín ngưỡng và tinh thần"". Vậy ở đây ""tình dục"" và ""tính dục"" (trong tiếng Việt hoặc khi được dịch từ thuật ngữ phương tây sang tiếng Việt) có những xuất nhập đáng kể tùy theo bối cảnh mà nó xuất hiện. "