Giới thiệu Sách - Văn Học Dân Gian Vĩnh Long (Tuyển Chọn Từ Tài Liệu Sưu Tầm Điền Dã) - Tập II
Sách - Văn Học Dân Gian Vĩnh Long (Tuyển Chọn Từ Tài Liệu Sưu Tầm Điền Dã) - Tập II Tác giả La Mai Thi Gia (Chủ biên), Phan Xuân Viện, Lê Thị Thanh Vy Nhà xuất bản NXB Tổng Hợp TP.HCM Đơn vị phát hành NXB Tổng Hợp TPHCM Ngày xuất bản 2021 Số trang 360 Kích thước 13 x 21 cm Loại bìa Bìa mềm Nội dung "Sau khi lọc bỏ, tinh chọn, phân loại và chỉnh lý toàn bộ văn bản tác phẩm thô được sưu tầm trong hai đợt, chúng tôi giữ lại được văn bản tác phẩm của các thể loại câu đố, tục ngữ, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ma, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao và vè. Ở mỗi thể loại, trước khi trình bày phần tác phẩm sưu tầm đã được chỉnh lý, chúng tôi có giới thiệu đôi nét về diện mạo chung của nội dung và số lượng đơn vị tác phẩm trong từng tiểu loại hoặc đề tài của thể loại đó. Cuối phần tác phẩm sưu tầm của mỗi thể loại, chúng tôi đều ghi rõ thông tin của những cộng tác viên đã cung cấp cho chúng tôi những tác phẩm trên. Để có được thành phẩm cuối cùng là một sưu tuyển văn học dân gian hoàn chỉnh của tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi phải trải qua rất nhiều khâu trong quá trình xử lý tư liệu và thường chỉ giữ lại khoảng 30 đến 50 phần trăm khối lượng tài liệu thô thu về ban đầu Trong số gần 3 ngàn đơn vị văn học dân gian thu được qua sưu tầm điền dã tại Vĩnh Long thì thể loại chiếm đa số là ca dao, hát ru, tục ngữ, câu đố, trong đó dồi dào nhất là thể loại ca dao với gần 50% tổng số đơn vị tác phẩm. Các thể loại còn lại sưu tầm được tương đối ít ỏi và điều đáng ngạc nhiên là số đơn vị truyện kể dân gian bao gồm cả 4 thể loại là truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn có số lượng khá mỏng. Chúng tôi đặt giả thuyết rằng, phải chăng chúng tôi đã đến với Vĩnh Long quá muộn, những người dân còn nhớ những câu chuyện dài khi tuổi đã quá cao và đã qua đời? Còn các thế hệ sau này thì chỉ lưu lại được những câu hát, câu vè, câu đố… với không quá nhiều câu chữ và nội dung thì dễ nhớ, dễ truyền? Dù sao, theo chúng tôi, đây cũng là một điều hết sức đáng tiếc với những người làm công tác sưu tầm và biên soạn những công trình văn học dân gian ở các tỉnh thành. Vì nếu như được sưu tập sớm hơn, biết đâu tuyển tập Văn học dân gian Vĩnh Long sau này sẽ không quá mỏng trong phần truyện kể - một thể loại tự sự đặc sắc của văn học dân gian nói chung Văn học dân gian là một phần quan trọng trong di sản văn hóa phi vật thể của nước ta, đặc biệt là văn học dân gian của vùng đất mới Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên chưa được quan tâm khai thác và lưu giữ nhiều như ở các vùng miền khác. Nhằm thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận lấy sứ mệnh sưu tầm, gìn giữ và công bố phần di sản quý giá này của dân tộc. Đồng thời trên cơ sở tài liệu thu thập được, chúng tôi còn tiếp tục nghiên cứu và giáo dục sâu rộng cho sinh viên những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại qua những câu ca, điệu hát, qua những câu chuyện kể lịch sử, những bài vè, những câu tục ngữ, thành ngữ…"