“Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy…”
“Bao giờ văn phong của ông cũng bình lặng, thong thả lắng dần vào tâm hồn người đọc. Câu chuyện của ông ngắn, khiêm nhường. Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn nhẹ nhàng, tự nén ngòi bút.”
2. Hà Nội băm sáu phố phường
Tập ký “Hà Nội băm sáu phố phường” cho ta thấy biết bao chăm chút, trân trọng của Thạch Lam, trước cái đẹp được ẩn giấu và lưu giữ ở những sinh hoạt và sản phẩm bình thường của Hà Nội “nghìn năm văn vật”.
3. Truyện ngắn Nam Cao
“Viết về những con người dưới đáy xã hội, Nam Cao đã bộc lộ sự cảm thông lạ lùng của một trái tim nhân đạo lớn.”
4. Số đỏ
“Nói đến đặc sắc của ngòi bút Vũ Trọng Phụng không thể không nói đến nghệ thuật trào phúng
bậc thầy ở nhà văn này. Tài nghệ trào phúng của Vũ Trọng Phụng trước hết kết tinh ở những bức chân dung hí họa độc đáo của ông.”
5. Truyện Kiều
“Truyện Kiều đã có cả một vận mệnh rất vẻ vang. Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng: Dù từ xưa đến nay các thế hệ nhà văn, nhà thơ đều đồng thanh về giá trị văn nghệ của Truyện Kiều, thì mỗi thời đại, mỗi một giai tầng xã hội đều đã nhận xét tác phẩm của Nguyễn Du theo một quan điểm riêng biệt.”
6. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
“Nguyễn Công Hoan có một vị trí vững vàng, đầy vinh dự trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là một trong số những nhà văn đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam 1930 - 1945. Ông cũng là nhà văn có đóng góp quan trọng trong việc mở đường và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng, đưa nó tới một tầm cao mà cho tới nay, chưa có cây bút nào sánh nổi.”
7. Kịch và Văn
“Không bao giờ nhiều lời huênh hoang, anh [Nguyễn Huy Tưởng] đã hiểu sâu sắc cái sứ mệnh của người cầm bút, nó là cái nghề xây dựng tâm hồn nhưng cũng có thể phá phách tâm hồn.”