Giới thiệu sách Văn Miếu Việt Nam Khảo Cứu Văn miếu ở Việt Nam lưu dấu nhiều giá trị truyền thống, về lịch sử, văn hóa, giáo dục, kiến trúc, vv... Mỗi ngành khoa học đều có thể khai thác theo hướng chuyên ngành, đa ngành hoặc liên ngành nhằm phát huy giá trị trường tồn của hệ thống di tích này với những thông tin đa dạng của quá khứ, phục vụ văn hóa đương đại và định hướng tương lai cho một nền văn hóa phát triển bền vững. Về Văn miếu ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, xin nêu một số ví dụ: Văn miếu Quốc tử giám, một biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam (Đặng Đức Siêu & Nguyễn Quang Lộc), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn miếu Quốc tử giám, Hà Nội, 1993; Văn miếu - Quốc tử giám - Thăng Long Hà Nội (Nguyễn Quang Lộc - Phạm Thúy Hằng), Hà Nội, 1998; Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử - Văn hóa Đường Lâm, NXB Khoa học xã hội, 2005; 290 năm Văn miếu Trấn Biên (Thành ủy - UBND thành phố Trấn Biên), NXB Đồng Nai, 2005; Di sản văn chương Văn miếu Quốc tử giám (Phan Văn Các - Trần Ngọc Vương đồng chủ trì), NXB Hà Nội, 2010; Văn bia Tiến sĩ Văn miếu Quốc tử giám Thăng Long (Ngô Đức Thọ), NXB Hà Nội, 2010; Hội nghị Khoa học các đơn vị quản lý di tích Nho học Việt Nam (Kỷ yếu), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn miếu - Quốc tử giám, Hà Nội, 2011; Hệ thống di tích Nho học Việt Nam và các Vănmiếu tiêu biểu ở Bắc Bộ (Dương Văn Sáu), NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2014, vv...