Công ty phát hành Thư Viện Huệ Quang Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hồng Đức Tác giả Phạm Tất Đắc Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 890 Hán văn (chữ Hán: 漢文) hay chính xác hơn là văn ngôn là một thể ngữ văn cổ đại của Trung Quốc dùng trong sách vở, kinh điển truyền thống. Loại văn này dùng ngữ pháp và từ vựng cổ xưa, nay đã bị đào thải và thay thế bằng ngữ văn hiện đại, tức văn bạch thoại (白話) ở Trung Hoa.
Văn ngôn Hán văn cổ đại từng được dùng trong các văn bản chính thức không những ở Trung Hoa mà cả ở những nước chịu ảnh hưởng Hán học như Triều Tiên (tiếng Hàn gọi là hanmun), Việt Nam và Nhật Bản (tiếng Nhật: kanbun). Sang thế kỷ 20, văn ngôn bị loại bỏ bởi văn bạch thoại ở Trung Hoa. Trong khi đó ở các nước, Hàn, Nhật và Việt thì ngôn ngữ bản xứ chiếm lĩnh thể môn văn chương, và văn ngôn cũng mất địa vị là phương tiện hành văn trong sách vở.
Một cách nhận diện rõ rệt để phân biệt Hán văn cổ đại và văn bạch thoại ngày nay là văn cổ đại hay dùng những chữ 之 (nay thay bằng 的) hay 已、矣、乎、也 (nay thay bằng 了, 吧, 啊, 嗎...) trong cú pháp. Những chữ đó nay không còn dùng trong văn hiện đại nữa.
Lấy thí dụ câu đầu trong Bình Ngô đại cáo: 蓋聞﹕仁義之舉,要在安民,吊伐之師,莫先去暴...
Phiên âm: Cái văn: Nhân nghĩa chi cử, yếu tại yên dân, điếu phạt chi sư, mộ tiên khử bạo...
Dịch nghĩa: Tượng mảng: Việc nhân-nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu-phạt chỉ vì khử bạo