Giới thiệu Sách - Việt Nam Sử Lược (Bản Đặc Biệt - Ấn Bản Kỉ Niệm 60 Năm NXB Kim Đồng)
Giới thiệu sách -Tác giả Trần Trọng Kim -Ngày xuất bản 01-2017 -Kích thước 16 x 24 cm -Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam -Số trang 620 trang Đơn vị phát hành: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Cuốn sách Việt Nam Sử Lược (Bản Đặc Biệt - Ấn Bản Kỉ Niệm 60 Năm NXB Kim Đồng)
“Sử là sách không những là chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này…
… Nay nhân sự học ở nước ta đã thay đổi, chữ quốc ngữ đã phổ thông cả trong nước, chi bằng ta lấy tiếng nước nhà mà kể chuyện nước nhà, ta soạn ra bộ “Việt Nam sử lược”, xếp đặt theo thứ tự, chia ra từng thời đại, đặt thành chương, thành mục rõ ràng, để ai cũng có thể xem được sử, ai ai cũng có thể hiểu được chuyện, khiến cho sự học sử của người mình được tiện lợi hơn trước.”
(Trần Trọng Kim - Việt Nam sử lược)
“Viết như vậy mới đích thực là nhà Sử học. Có nói có. Không nói không. Sai nói sai. Đúng nói đúng. Dường như mọi diễn biến lịch sử trên đấy nước ta trước thế kỉ 20, tác giả không bỏ sót một sự kiện nào. Minh bạch, mạch lạc, rõ ràng trình ra trên từng dòng, từng trang sách. Tác giả không đứng về một họ chỉ để viết cho dòng họ ấy mà đứng trên cái chung để viết cho độc giả. Quan điểm riêng của người viết là ở phần nhận xét đánh giá và kết luận. Công bằng và khách quan đấy chứ. Điều đó khác với mọi cuốn sử, sách giáo khoa văn sử về sau.”
(Mai Khắc Ứng)
Trần Trọng Kim (1883-1953) - Bút hiệu Lệ Thần, là một học giả uy tín đầu thế kỉ 20. Tên tuổi của ông gắn liền với công trình nghiên cứu về văn học và văn hóa như “Nho giáo”, “Việt Nam sử lược”, “Việt Nam văn phạm”, “Quốc văn giáo khoa thư”...