Giới thiệu Sách: Xóa Bỏ Định Kiến "Tôi Có Trí Nhớ Kém"
Sách: Xóa Bỏ Định Kiến "Tôi Có Trí Nhớ Kém"
Mã sản phẩm: 8936067603200 Tác giả : 2 ½ Người bạn tốt Dịch giả :Đỗ Thu Thủy NXB: Minh Long book Kích thước : 17x23 cm Năm xuất bản : 2020 Số trang : 132
Xóa Bỏ Định Kiến "Tôi Có Trí Nhớ Kém" Vai trò của trí nhớ là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung, trong cuộc sống hàng ngày và việc học tập tri thức của chúng ta nói riêng! Thiếu đi trí nhớ, chúng ta sẽ không thể nào có được tri thức, nắm được bài học từ kinh nghiệm, cuộc sống cũng gặp khó khăn thậm chí khả năng sinh tồn cũng bị đe dọa. Trong cuốn sách Xoá bỏ định kiến “Tôi có trí nhớ kém”, tác giả đã chỉ ra các phương pháp khoa học để giúp chúng ta hiểu rõ và cải thiện trí nhớ của mình một cách hiệu quả nhất.
Một người có trí nhớ tốt hơn hẳn những người khác, thì trong cuộc sống thường ngày, học tập hay công việc cũng đều thuận lợi hơn, phát triển nhanh hơn, thành công hơn. Trí nhớ tốt đã đem lại khả năng lĩnh hội tốt hơn và phát huy tiềm lực của bản thân người đó. Tuy nhiên, nhiều người lại gặp vấn đề học trước quên sau, lúc nào cũng nhớ nhớ quên quên,...họ cho rằng mình có trí nhớ kém hơn người khác.
“Ghi nhớ” là gì? Trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem “ghi nhớ” thực chất là gì? Về cơ bản, “ghi nhớ” được định nghĩa đơn giản là: Có thể lưu giữ trong trí óc sự vật/sự việc từng gặp và sau đó có thể tái hiện (hoặc nhớ lại chi tiết), hoặc là có thể “nhận biết lại” khi sự vật một lần nữa hiện ra trước mắt. Còn “khả năng ghi nhớ” giải thích theo phương diện khoa học chính là một loại năng lực tiếp thu, ghi nhớ kĩ, duy trì và tái hiện mọi thông tin của thế giới xung quanh của con người trong xã hội.
Bởi vậy, nếu có người hỏi ta về những chủ đề bí ẩn, ví dụ như dáng vẻ của người sao Hỏa, văn tự của nền văn minh Maya cổ hay những kiến trúc kì lạ đã tồn tại mấy trăm năm... chắc hẳn bạn sẽ mơ hồ, không hay biết gì về chúng cả. Bởi vì sự vật bạn chưa từng thấy lần nào, làm sao mà có ấn tượng trong đầu được? “Nhớ lại” là sự phản ánh những kinh nghiệm trong quá khứ còn lưu lại ở não bộ. Điều này giống như khi chúng ta mượn sách ở thư viện, nếu trong thư viện không có cuốn sách bạn cần thì đương nhiên họ không thể cho bạn mượn được.
Tạo điều kiện ghi nhớ tốt cho bản thân Trong cuốn sách Xoá bỏ định kiến “Tôi có trí nhớ kém”, tác giả đã chỉ ra rằng muốn có một trí nhớ tốt, trước tiên cần tạo một điều kiện, môi trường phù hợp. Đầu tiên, cần kiểm tra khả năng ghi nhớ của bạn bằng các hình thức như kiểm tra ghi nhớ tạm thời, kiểm tra ghi nhớ tạm thời và ghi nhớ bằng cảm nhận (ghi nhớ thông tin vào bộ nhớ thông qua hệ thống giác quan), kiểm tra ghi nhớ con số, kiểm tra ghi nhớ danh từ,... Sau đó hệ thống hóa kết quả kiểm tra, phân tích đặc điểm trong khả năng ghi nhớ của bạn ví dụ như nội dung ghi nhớ, thời điểm ghi nhớ, tập trung hay phân tán, cảm xúc khi ghi nhớ,...
Thông qua việc tổng hợp và hệ thống hóa những yếu tố quan trọng này, có thể xác định đặc điểm ghi nhớ của bạn rõ ràng hơn, thậm chí có thể phát hiện ra ưu thế và thiên phú cá nhân mà trước kia bạn không biết, hoặc là điểm yếu chưa được tìm ra, hoặc yếu tố đắc lực với hiệu quả học tập và khả năng ghi nhớ của bản thân. Chỉ cần thống kê những kết quả kiểm tra này càng chi tiết, khách quan thì càng có thể nắm bắt được đặc điểm ghi nhớ của bản thân, đồng thời dựa vào đó để áp dụng mô thức ghi nhớ thích hợp nhất với mình. Từ đó có thể tạo dựng điều kiện và môi trường thích hợp để rèn luyện tư duy, khả năng ghi nhớ của bản thân. Có như vậy, bạn mới đạt được sự hiệu quả cao độ trong khi làm việc! Phương pháp nâng cao hiệu suất ghi nhớ Ngoài phát triển các yếu tố cá nhân ra, trong quá trình học tập và ghi nhớ, còn có một số kĩ năng nho nhỏ có thể giúp chúng ta nâng cao hiệu suất của não bộ. Khi chúng ta tìm cách nâng tầm khả năng ghi nhớ trên tất cả các phương hướng, thì việc thay đổi thói quen khi tiếp thu thông tin cũng là việc hết sức quan trọng! Cuốn sách Xoá bỏ định kiến “Tôi có trí nhớ kém” đã đưa ra một vài phương pháp hữu ích có thể bổ trợ, nâng cao hiệu suất ghi nhớ. Bạn có thể căn cứ vào tình hình và đặc điểm ghi nhớ của bản thân để áp dụng, hoặc là điều chỉnh thành phương thức thích hợp với bạn hơn. Ví dụ như “Học tập quá độ” một cách vừa phải; Từng bước ghi nhớ, từ đơn giản đến phức tạp; Năng sử dụng “miệng” và “tay”; Giỏi dùng phương pháp “đầu”, “cuối” để tăng cường khả năng ghi nhớ.
Hơn nữa bạn cũng có thể cải thiện hình thức thể hiện của sự ghi nhớ thông qua các phương pháp: Hình tượng hóa, Âm vận hóa, Liên kết nội dung, Đặc thù hóa. Ngoài ra để việc ghi nhớ trở nên nhẹ nhàng – bạn có thể ứng dụng phương pháp liên tưởng. Ở đây, tác giả đã chỉ ra một số nội dung chính của phương pháp này như sau: