Giới thiệu Sách - Xứ Sở Những Cô Gái Đi Xe Máy Mặc Áo Khoác Hoa - First News - FIN
Nhà Phát Hành: First News - Trí Việt Tác giả: Juli Zed Nhà Xuất Bản: NXB Tri Thức Năm Phát Hành: 2018 Số Trang: 300 Trọng lượng (gr) 200 Kích thước 13.5 x 20.5 cm Loại Bìa: Bìa Mềm Xuất xứ Trong nước Ngôn ngữ Tiếng Việt Giá Bìa: 64,000 VND Mô Tả Sản Phẩm: Xứ Sở Những Cô Gái Đi Xe Máy Mặc Áo Khoác Hoa “Xứ sở những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa” là tác phẩm du ký của tác giả Julia Barbara vừa mới được xuất bản tại Việt Nam.
Julia Barbara “Juli” Zeh là một nhà văn Đức nổi tiếng, sinh ra ở Bonn. Cô là một tác giả viết nhiều thể loại và có sức sáng tạo lớn, đến nay đã có 21 tác phẩm được xuất bản, bao gồm cả sách thiếu nhi và kịch. Cô đã ược trao nhiều giải thưởng văn chương của Đức và quốc tế.
Cách đây vài năm, Juli Zeh là khách mời của Viện Goethe với tư cách là người nhận học bổng chương trình lưu trú văn sĩ. Cô đã tận dụng khóa lưu trú nhiều tuần này để du hành khắp Việt Nam và viết một cuốn du ký mà bạn đang cầm trên tay. Khi đọc những ghi chép của Juli Zeh, ta không thể không cảm nhận rằng đang xem một bức tranh đặc trưng của người Đức về Việt Nam, được tác giả phác họa trong ít trang sách.
Dù chỉ là khách ngắn hạn, nhưng cuộc sống ở Việt Nam vẫn có tác động thay ổi cô. Ở nước ngoài khác với ở nhà. Cảm giác khác, mùi vị khác, luật lệ khác. Tất cả đều khác. Thoạt tiên điều đó rất lạ. Nhưng khi đã quen với môi trường mới ở một mức độ nào đó, ta bắt đầu nhìn nhận lại những điều ta đã quen ở nhà, những điều mà ta cho là bình thường, dưới một ánh sáng khác. Những gì vốn được coi là đương nhiên giờ lại trở thành đặc biệt. Còn những điều mới mẻ, vốn dĩ đáng lưu tâm, giờ lại trở thành bình thường. Song không hẳn vậy. Việt Nam vốn khác hoàn toàn với Đức.
Trong sự cọ xát với cái mới này, Juli Zeh đã viết ra những quan sát của mình. Về cuộc sống xung quanh và về bản thân mình như một người Đức. Trong sách có những đoạn mô tả hài hước, so sánh cuộc sống ở hai đất nước mà tưởng chừng như hai thế giới khác nhau. Sau vài tuần, cô bắt đầu thấy quen thuộc và gần như hòa nhập với cuộc sống ở Việt Nam. Độc giả Đức đã cảm nhận được sự tự giễu cợt và tâm đắc trước những quan sát tinh tế và dễ thương của cô về cuộc sống thường nhật ở Việt Nam.