Giới thiệu [Tân Bình] Bún gạo khô - Đặc sản Bình Định
Vùng đất Bình Định nổi tiếng với các làng nghề truyền thống được chế biến từ gạo như Bánh tráng gạo mè, Bánh tráng dừa, Bánh tráng cuốn chả ram tôm đất, bánh tráng khoai lang, bún gạo khô,... Bún gạo khô Bình Định được làm 100% từ gạo và nước theo phương thức thủ công truyền thống, không sử dụng hàn the hay chất tẩy. Mùi vị của loại bún này cũng lạ hơn so với bún tươi, nó có mùi thơm bùi của bột gạo phơi nắng, ăn dai dai, không có vị chua như nhiều loại bún khác. Các món thường được chế biến bằng bún khô: nấu soup, ăn với lẩu, bún xào chay mặn,... Vì là bún khô, hạn sử dụng đến 12 tháng, cách chế biến đơn giản nhanh chóng và đa dạng nên trữ vài ký em nó trong nhà mỗi khi cần thì không phải chạy đi mua bún tươi mắc công ạ. Cách chế biến bún khô: 1. Dùng với nước Soup, lẩu: + Ngâm bún trong nước khoảng 3-5 phút. + Nấu trong nước sôi khoảng 2-3 phút (Nhớ canh không để lâu bị mềm ạ), vớt ra xả lại với nước sạch, để ráo + Nấu nước soup/ Lẩu sẵn xong cho nước vào bún. 2. Dùng để xào: + Ngâm bún trong nước ấm ấm khoảng 10p rồi vớt ra, xả lại với nước lạnh. + Xào tôm/ Thịt/ Rau sẵn xong cho bún vào xào chung.. 3. Dùng như bún tươi: + Ngâm bún trong nước khoảng 3-5 phút. + Nấu trong nước sôi khoảng 3-4 phút (nhớ canh không bún bị mềm nhé), vớt ra xả lại bằng nước lạnh, để ráo nước rồi dùng như bún tươi ạ. Hạn sử dụng: 12 tháng. Bảo quản: Nơi khoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Xuất xứ: Bình Định.