Giới thiệu Tổng hợp những bức tranh dân gian Đông Hồ tiêu biểu của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế
Video giới thiệu sản phẩm Tổng hợp những bức tranh dân gian Đông Hồ tiêu biểu của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Nguồn: Shopee.
Tổng hợp những bức tranh dân gian Đông Hồ tiêu biểu của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế
Thông tin tranh: - Không kèm khung tranh - Kích thước: 26x37 - Tranh giấy Dó Đông Hồ
Trải qua bao đổi thay, làng nghề tranh dân gian Đông Hồ (làng Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) chỉ còn hai gia đình với 3 nghệ nhân làm tranh Đông Hồ.
Một trong số đó có cụ Nguyễn Đăng Chế - cựu giảng viên Trường Mỹ thuật Việt Nam, người được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì những cống hiến trong 60 năm bảo tồn và phát triển tranh dân gian Đông Hồ. Dù đã ở tuổi 86, nhưng người nghệ nhân vẫn khắc khoải niềm say mê với nghệ thuật và trăn trở làm sống lại làng nghề tranh Đông Hồ.
Và cơ sở của gia đình ông cũng là nơi bảo tồn, điểm du lịch thu hút khách trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm trong khi gần như cả làng đã chuyển sang nghề làm vàng mã.
Sau khi nghỉ hưu tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội, năm 1990, ông Nguyễn Đăng Chế về sống cùng con cháu tại làng Hồ. Ba mươi năm xa quê cũng là quãng thời gian dài để làng Hồ có nhiều thay đổi. Đau đáu với nỗi lo mai một nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, đầu năm 1991, ông đã quyết định dốc hết số tiền dành dụm được trong quãng đời dạy học để vực dậy lại dòng tranh cổ. Những bản khắc gỗ, thứ được coi là kỷ niệm, thậm chí là đồ đổ bỏ của người dân trong làng thì ông đi tìm mua lại.
Với màu sắc chủ đạo là đen, xanh, vàng, đỏ, tranh Đông Hồ thể hiện hình ảnh giản dị, gần gũi và quen thuộc trong tuổi thơ của mỗi con người Việt Nam. Các màu này thường lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen lấy từ việc đốt lá tre để lấy than; màu xanh được làm từ vỏ với lá tràm; màu vàng lại lấy từ hoa hòe; màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ của cây vang; màu sơn lấy từ sỏi núi; màu trắng là điệp…
Những nguyên liệu này được trộn lẫn với nhau, sau đó sẽ hoà với một lượng bột nếp khi chuẩn bị đem in nhằm tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô. Sau khi in thành tranh, thật khó để phân biệt được điểm khác biệt khi chỉ nhìn vào màu sắc của tranh để biết đâu là tranh lúc khô và lúc còn ướt bởi màu của chúng đều tươi tắn như nhau. Các hình khối, mảng này đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Để hoàn thành một sản phẩm, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận trong từng công đoạn. Đặc biệt, cùng với những chất liệu nghệ thuật độc đáo, qua năng lực sáng tạo tài hoa của những người nghệ nhân, tranh Đông Hồ đã thăng hoa thành nghệ thuật tạo hình dân tộc, làm giàu thêm kho báu mỹ thuật của nhân loại.