Tranh thangka mật tông Phật Tara xanh (Lục độ phật mẫu) tranh vải gấm thêu cao cấp treo tường 1m2
Tranh thangka mật tông Phật Tara xanh (Lục độ phật mẫu) tranh vải gấm thêu cao cấp treo tường 1m2
Mô tả ngắn
Nhà Cửa & Đời Sống > Vật phẩm thờ cúng > Phong thủy & Đồ dùng tôn giáo > Tranh thangka mật tông Phật Tara xanh (Lục độ phật mẫu) tranh vải gấm thêu cao cấp treo tường 1m2
Giới thiệu Tranh thangka mật tông Phật Tara xanh (Lục độ phật mẫu) tranh vải gấm thêu cao cấp treo tường 1m2
Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là loại tranh vẽ (hay thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Tranh Thangka Tây Tạng có thể xem là đỉnh cao của nghệ thuật tượng hình mà đề tài thường gặp là các bức vẽ về cuộc đời Phật Tara xanh Tranh thangka có kích thước: 120cm x 85cm Chất liệu: tranh vải thêu 1. Tara Xanh là ai? Tara Xanh còn có tên gọi khác là Đức Tara Xanh hay Lục Độ Phật Mẫu. Là một vị Bồ Tát quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Tây Tạng. Đức Tara Xanh là tượng trưng cho lòng bi mẫn của chư Phật. Ở Tây Tạng, Đức Tara được biết đến với tên gọi là “Dolma” - vị Bồ Tát thể hiện lòng từ bi mà các tu sĩ thuộc trường phái Phật giáo Kim Cương Thừa nương tự để phát triển những phẩm chất nhất định, hiểu rõ thực tại, giáo lý bí mật về tánh không và lòng bi mẫn. Tara Xanh là một bậc giác ngộ thuộc địa thứ 12, là hiện thân của lòng tư bi của chư Phật ở ba thời quá khứ - hiện tại - tương lai, có thể thỏa mãn mọi ước muốn của chúng sinh. Ngài là vị thánh nữ có khả năng thực hiện, hoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật. 2. Nguồn gốc của Đức phật Tara Xanh Trong Phật giáo Tây Tạng, phụ nữ thường đại diện cho trí tuệ hơn là từ bi. Nhưng Đức Tara Xanh lại là trường hợp ngoại lệ. Nữ thần Tara Xanh là hiện thân của sự từ bi, có nhiều phẩm chất tốt đẹp như ấm áp, giải thoát nghiệp xấu giúp chúng sinh trong sáu cõi luân hồi. Tara có 21 hình thức chính, mỗi người có một màu sắc và thuộc tính tâm linh khác nhau. Trong 21 hình thức này thì có hai người đặc biệt quan trọng với người dân Tây Tạng đó là Đức Tara Xanh (Lục Độ Phật Mẫu) và Đức Tara Trắng (Bạch Độ Phật Mẫu). Lục Độ Phật Mẫu đã được thờ cúng trong nhiều thiên niên kỷ. Qua các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy ở trong hang động thời tiền sử 30.000 năm trước đã chỉ ra rằng Tara Xanh đã được thờ cúng từ thời cổ đại. Tượng bằng đồng nguyên gốc được đúc vào năm 7 hoạc năm 8 SCN đã được tìm thấy ở tỉnh Đông Nam Lanka, giữa Trincomala và Batticaloa. Tổng chiều cao của bức tượng này là 143.75 cm. Tính đến thời điểm hiện tại, nguồn gốc thực sự của Đức Tara Xanh là từ Hindu hay Phật giáo vẫn chưa được nêu rõ. Trước khi nữ thần được đạo Phật chấp nhận, Đức Tara Xanh được tôn thờ trong đạo Hindu như một biểu tượng của Nữ thần Parvati - một trong nhiều hình thức của Shakti. Nguyên tắc nữ tính không được tôn kính trong Phật giáo cho đến thế kỷ thứ tư SCN. Đức Phật Tara Xanh bắt đầu xuất hiện trong Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ 6 SCN. Ở Tây Tạng, vào thế kỷ thứ 7, người ta tin Đức Tara được nhập thể trong tất cả những người phụ nữ mộ đạo, được tôn thờ trong đa số các cộng đồng Phật giáo trên thế giới. #tranhmattong #tranhthangka #mattong #tranhvai #tranhlua #taraxanh #tara #tuongphat #phattara #tranhtreotuong #lucdophatmau #dieutam #taratrang #tranhphat