- GIỚI THIỆU: Cây phát lộc ở một số địa phương có những tên gọi khác nhau như cây phất lộc, cây lộc phát, cây phát tài phát lộc hay cây trúc phát lộc,… Cây có xuất xứ từ các vùng ôn đới và được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Sau khi du nhập và Việt Nam, cây phát lộc đã nhanh chóng trở thành một loại cây cảnh được ưa chuộng.
- ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY: + Cây phát lộc là giống cây thân thẳng, mềm dẻo có nhiều đốt rỗng. Mỗi đốt đều có màu xanh và mang mầm sinh trưởng nhìn rất giàu sức sống. + Tuy nhiên khác với cây trúc, thân cây phát lộc khá mềm dẻo nên có thể uốn một cách dễ dàng để tạo thế và dáng cây đẹp. Từ mắt tại các đốt cây mọc ra những chiếc lá màu xanh với đường gân vàng hoặc xanh sẫm với hình dạng khá lạ mắt. + Rễ cây thuộc loại rễ chùm hút nước tốt trồng được cả trên đất lẫn trong nước. Trong môi trường giàu dinh dưỡng, cây phát triển khá nhanh và tươi tốt.
- Ý NGHĨA PHONG THỦY: + Cây phát lộc trong phong thủy mang nhiều ý nghĩa tốt. Nó mang trong mình sự may mắn, sức sống và vượng khí. Trồng cây phát lộc trong nhà giúp thu hút các dòng năng lượng tích cực đến ngôi nhà của bạn. Các cành lá luôn tươi tốt và tràn đầy sức sống.
- CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC: + Ánh sáng: Cây phát lộc là thực vật ưa sáng. Để lá cây xanh tốt và khỏe mạnh, nên đặt cây tại nơi gần cửa sổ, ban công có nhiều ánh sáng. + Đất trồng: Nên là loại đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Có thể bón phân hữu cơ định kỳ hàng năm cho cây có đủ dinh dưỡng phát triển. + Nước tưới: Cây trồng trên đất cần được tưới hàng ngày với lượng vừa đủ làm ẩm đất. Lưu ý không được sử dụng nước máy để tưới cho cây bởi phát lộc rất nhạy cảm với chất hóa học.