Giới thiệu TRƯỜNG PHÁI TRUNG QUÁN THỜI KỲ ĐẦU Ở ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC
Tác giả: Richard H. Robinson Dịch giả: Thích Thiện Chánh Nhà xuất bản: Hồng Đức Kích Thước: 14.5 x 20.5cm Số trang: 602 Loại bìa: Bìa mềm Đây là một tác phẩm trình bày rất rõ về tư tưởng trường phái Trung quán do luận sư Long Thọ người Ấn Độ sáng lập và sau đó được truyền bá sang Trung Quốc. Tư tưởng Không tánh là giáo lý trọng tâm của trường phái Trung quán lần đầu tiên được Cưu-ma-la-thập giới thiệu một cách chi tiết ở Trung Quốc. Tác giả đã phân tích các tài liệu được viết lại sau 15 năm Cưu-ma la-thập đến Trung Quốc, cho thấy chỗ đã hiểu và chưa hiểu đối với tư tưởng Trung quán ở đây. Trong đó các tác phẩm của Huệ Viễn, Tăng Duệ và Tăng Triệu là cơ sở tư liệu chủ yếu của công trình nghiên cứu này. Phần phụ lục bao gồm 10 tư liệu hỏi và đáp về tư tưởng Không tánh, giới thiệu về bản dịch các bộ luận từ tiếng Ấn Độ của trường phái này. Tác phẩm này dành cho những độc giả muốn tìm hiểu về tư tưởng Trung quán tông và tiến trình truyền bá đến Trung Quốc. Cách trình bày rất tốt và dễ đọc, tuy nhiên chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đến phần tư tưởng triết học của luận sư Long Thọ để hiểu được toàn bộ nền tảng của trường phái này. J. H. P. ---------- Tác giả Richard H. Robinson (1926-1970) sinh tại Alberta, Canada; tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học Alberta vào năm 1947. Sau đó ông rời Canada tiếp tục theo học ở Đại học London vào năm 1950, ở đây ông đã học các ngôn ngữ phương Đông như tiếng Phạn, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng. Về lại Canada vào năm 1954, Richard H. Robinson đã giảng dạy ở Khoa nghiên cứu Châu Á của Đại học Toronto, sau đó hoàn thành học vị tiến sỹ tại Đại học London vào năm 1959. Là một nhà nghiên cứu uyên bác, Richard H. Robinson đã giảng dạy triết học Ấn Độ, Phật giáo, tiếng Phạn, tiếng Pali, Phật giáo Trung Quốc và văn minh Ấn Độ. Năm 1962, ông đã xây dựng và vận hành chương trình tiến sỹ Phật học đầu tiên ở Hoa Kỳ; đồng thời còn đảm nhiệm chủ tịch Khoa nghiên cứu Ấn Độ học và giám đốc Trung tâm ngôn ngữ Ấn Độ ở Đại học Wisconsin. Các học trò của ông sau khi tốt nghiệp đã tham gia đóng góp rất lớn trong những lĩnh vực này. Tác phẩm chính: - The Buddhist religion. - Early Madhyamika in India and China. - The Easterns Buddhist