Giới thiệu Vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch Medi Doumed Đức - Vớ ngắn
Vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch Medi Doumed - Vớ ngắn gối tới bàn chân Quy cách: 2 chiếc (1 đôi)/ hộp - hình thật tự chụp Xuất xứ: Doumed Đức
Vớ y khoa Duomed là vớ y khoa có tác dụng tạo một áp lực nhất định đã được nhà sản xuất tính toán trước cho từng loại vớ (class 1, 2, 3, 4) lên tĩnh mạch chân, phục hồi sự khép kín của các van tĩnh mạch, do đó phục hồi sự lưu thông máu một chiều như bình thường, giải quyết tình trạng ứ đọng máu ở phần thấp của chân. Ngoài ra, vớ y khoa Duomed còn tạo ra độ dốc áp lực làm tăng tốc độ tuần hoàn máu. Vớ y khoa tốt phải tạo được độ dốc áp lực thì mới có tác dụng điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Độ dốc áp lực là áp lực ép lên tĩnh mạch giảm dần một cách đều đặn dọc theo chiều dài chân, từ cổ chân (áp lực 100%) đến đùi (áp lực 40%).
Áp lực điều trị: - CCL1: suy tĩnh mạch nhẹ và trung bình. - CCL2: suy tĩnh mạch nặng. Phù sau chấn thương, sau chữa lành các ổ loét nhỏ, sau viêm tĩnh mạch huyết khối, giúp ổn định kết quả của liệu pháp chích xơ và cắt tĩnh mạch giãn.
Chỉ định: suy tĩnh mạch từ giai đoạn sớm (đau nhức chân, vọp bẻ ban đêm, sưng phù chân, dễ bầm máu…) đến giai đoạn nặng của bệnh.
Chống chỉ định: viêm da nặng, tổn thương động mạch và mất cảm giác trong bệnh tiểu đường, suy tim mất bù (giai đoạn nặng), viêm thần kinh ngoại biên.
Do vớ y khoa Medi điều trị bằng áp lực, do đó đo size là bắt buộc khi chọn mua vớ, để đảm bảo đủ áp lực điều trị. Độ bền vớ trên 6 tháng (có người mang 10 tháng, thậm chí hơn 1 năm), đã được kiểm chứng
Đặc điểm: Vớ y khoa là phương pháp điều trị chủ lực Suy tĩnh mạch. Chỉ có vớ y khoa mới làm khép van tĩnh mạch bằng lực cơ học, gián tiếp ép vào các bắp cơ, làm phục hồi tác dụng của van một chiều. Van có tác dụng ngăn không cho máu chảy ngược xuống và ứ đọng ở chân khi đang trong tư thế đứng.
CÁCH DÙNG: Cách chọn đúng cỡ (size) Chọn đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công điều trị. Cách xác định size vớ dựa vào 3 số đo vòng cổ chân, bắp chân và vòng đùi. Trong đó số đo vòng cổ chân là quan trọng nhất. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, mức độ phù chân, độ nhão của cơ bắp chân... bác sĩ có thể lựa chọn một size lý tưởng nhất cho từng bệnh nhân. a) Đo vòng cổ chân: lấy số đo vòng cổ chân nhỏ nhất, ngay phía trên mắt cá chân (số đo cB). b) Dựa theo số đo vòng cổ chân, chọn size (S, M, L...) c) Đối với vớ mang tới gối, đo vòng bắp chân (bắp chuối) lớn nhất phía dưới gối (đầu gối) (số đo cC). Hãy kiểm tra xem số đo này có nằm trong giới hạn ở cột 2 của size đã chọn không, để chắc chắn rằng size đã chọn sẽ vừa với bệnh nhân. d) Đối với vớ mang tới đùi hoặc tới hông như quần lót, lấy số đo vòng bắp chân như mục (c) ở trên, đồng thời lấy số đo vòng đùi (bắp vế) lớn nhất (số đo cG). Kiểm tra cả hai số đo này phải nằm trong giới hạn ở cột 2 và 3 của cùng một size để chắc chắn rằng size đã chọn sẽ vừa với bệnh nhân.
CAM KẾT BÁN HÀNG CHÍNH HÃNG - NÓI KHÔNG VỚI HÀNG FAKE