Xâm mứt rừng diện chẩn | giọt mưa Xuất xứ: Việt Nam Công dụng: -Lăn chân, lưng, bụng, những vùng lớn trên cơ thể -Giúp lưu thông khí huyết -Có tính dương, làm ấm cơ thể. Giọt mưa – Xâm mứt gừng Tên gọi khác là cây xâm mứt gừng. Đầu nhỏ 1mm có tính dương. Tác động tại chỗ hoặc phản chiếu, có tác dụng làm tán khí, cắt cơn đau nhức, chữa những bệnh do nhiệt XÂM là Âm, ẤN là Dương. Cho nên người tạng Âm không nên dùng kỹ thuật "Xâm mứt gừng” mà nên Ấn và Dán vì 2 kỹ thuật này thuộc Dương nên hợp với nhau, đi cùng với nhau được. Ví dụ: người tạng Âm mà bị u xơ tuyến tiền liệt nên dùng kỹ thuật Ấn & Dán thì hay hơn là kỹ thuật Xâm vì Xâm thuộc Âm. Trái lại, người tạng Dương thì nên dùng kỹ thuật Xâm để làm TAN khối u bướu vì Xâm làm TÁN KHÍ nên có khả năng làm tan khối u hoặc bướu. Đây là chỗ ít ai để ý nên trị bệnh có lúc được lúc không mà không hiểu tại sao. Lý do là vì quên một điều quan trọng hàng đầu: Là xác định TẠNG hoặc BỆNH thuộc Hàn hay Nhiệt để chọn phương pháp, kỹ thuật hoặc dụng cụ cho phù hợp. Vì nếu không phù hợp, hoặc không ăn khớp với nhau thì kết quả sẽ không cao hoặc không kết quả, có khi còn làm cho bệnh nặng hơn mà không biết tại sao. CÁCH DÙNG CÁC DỤNG CỤ DIỆN CHẨN: Trong việc sử dụng các dụng cụ Dien Chan day, ấn, gạch… ta cần tìm ra những vùng hay điểm nhạy cảm (Điểm phản xạ hay Sinh huyệt: có cảm giác đau khi đụng đến) tại các nơi phản chiếu (dưới dạng đồ hình) của các bộ phận hay cơ quan đang bị đau nơi vùng mặt, đầu, loa tai, bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, lưng… hay chính nơi đau để tác động. Điểm đau hay Sinh huyệt, chính là nơi cần tác động để chữa bệnh, vì khi tác động ta sẽ làm khí huyết lưu thông (Thông tắc bất thống). Muốn tìm Sinh huyệt, ta cầm que dò thẳng góc da mặt, vạch từng đoạn ngắn (1-2cm) tìm điểm nào đau thốn nhất trong các điểm đau: Đó là Sinh Huyệt. Trong trường hợp không biết hay chưa quen tìm ra Sinh huyệt, ta có thể tác động ngay chỗ đau ( đau đâu làm đó) hoặc vào những nơi tương ứng với các bộ phận đang đau, dựa trên các đồ hình phản chiếu (Trên mặt, lưng, ngực, bàn tay) hay đồ hình đồng ứng (Có hình dáng tương tự) cũng đem lại hiệu quả. Ví dụ: Bàn chân đau nhức thì dùng cây lăn nhỏ lăn ở cằm hay dùng que dò ấn một số điểm ở vùng cuối của bàn tay mà không cần dò tìm Sinh Huyệt. Nếu bệnh nhân hợp với cách điều trị nào, thì ngay sau khi tác động theo cách đó khoảng 30 – 60 giây, sẽ có hiệu quả giảm ngay 40 – 50% tình trạng đau. Nếu không hợp, thì dù có tác động lâu hơn cũng không có kết quả. Khi đó, ta cần phải chuyển sang dụng cụ Dien Chan khác và làm cho đến khi gặp dụng cụ Dien Chan thích hợp thì bệnh chứng sẽ giảm ngay sau 3 lần tác động cách khoảng (độ 5 phút). Cũng có khi tác động nơi này không có kết quả, thì phải chuyển sang nơi khác, mới có thể đạt hiệu quả (Đó là nguyên lý chữ TÙY trong Dien Chan) LƯU Ý : Trước và sau khi tác động phải lau sạch dụng cụ Dien Chan bằng Alcool ( cồn) để tránh các vấn đề về nhiễm trùng.