Thông tin chi tiết Công ty phát hành : NXB Phụ Nữ Tác giả : Jane Nelsen Số trang : 220 trang Năm xuất bản : 2018 Nhà xuất bản : Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Hình thức : Bìa mềm Khổ sách : 16x24cm Giới thiệu sách Kỷ Luật Tích Cực ( NXB Phụ Nữ ) Hầu hết mọi người đều nghĩ kỷ luật đồng nghĩa với trừng phạt.Thực tế không phải vậy. Từ “kỷ luật” (discipline) xuất phát từ từ gốc Latin disciplina có nghĩa là “giảng dạy, đào tạo, giáo dục” và từ discipulus có nghĩa là “đồ đệ hoặc học trò”. Và Kỷ luật tích cực (Positive Discipline) là sự dạy dỗ và học hỏi - không phải sự trừng phạt. Áp dụng những phương pháp Kỷ luật tích cực trong gia đình, trong nhà trường và trong lớp học có nghĩa là tất cả các phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng đồng lòng tham gia xây dựng một cộng đồng để cao sự tôn trọng lẫn nhau, xây dựng sự tự tôn và tinh thần trách nhiệm đồng thời nuôi dưỡng tài năng học thuật của các em.
Nhưng Kỷ luật Tích cực cũng không có nghĩa là xóa bỏ hết các cách xử lý đối với những hành vi nguy hiểm và nghiêm trọng. Những cách xử lý đó rất quan trọng trong xã hội dân sự.Nói đúng hơn, sự đồng thuận đó có nghĩa là chúng ta sẽ xem lại toàn bộ mọi chuyện trước khi để hành động gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Nó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ áp dụng cách giải quyết như thế nào đối với các hành vi nghiêm trọng và nguy hiểm, và những kết quả theo sau của các cách giải quyết đó, để trẻ hình thành được sự kết nối bền chặt hơn với cộng đồng của mình, thay vì bị cô lập và đẩy ra xa.
Bạn cứ để ý mà xem, bên cạnh các bậc phụ huynh và các thầy cô “siêu nhân” là các bậc cha mẹ và thầy cô nói rằng mình quá bận rộn để dành thời gian dạy trẻ các kỹ năng xã hội và cuộc sống. Nhưng chính họ lại tức giận khi trẻ “không tự học được cách cư xử”.Không biết họ nghĩ trẻ sẽ học được những hành động mẫu mực ở đâu.Quá nhiều người lớn đang “đổ lỗi” cho trẻ thay vì tự nhận phần trách nhiệm của mình trong việc để trẻ cư xử chưa hay.
Kỷ luật Tích cực giúp trẻ và người lớn chấm dứt cái vòng luẩn quẩn này bằng cách khuyến khích trách nhiệm xã hội.Cha mẹ và thầy cô thường không nhận ra rằng mình đã làm cho trẻ quá nhiều việc mà trẻ có thể tự làm.Họ không dành thời gian để dạy trẻ cách đóng góp/góp phần vào công việc ở nhà hoặc ở lớp học.Hãy lập một danh sách.Các thầy cô, có bao nhiêu việc trong lớp học các thầy cô đang làm mà trẻ có thể làm thay?Các vị phụ huynh, bạn đang làm bao nhiêu việc cho trẻ chỉ để “tiện và nhanh” thay vì để con làm và giúp trải nghiệm cảm giác được đóng góp?