Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Hướng Nghiệp & Phát Triển Bản Thân > Sách - Power vs Force - Trường Năng Lượng Và Những Nhân Tố Quyết Định Tinh Thần, Sức Khỏe Con Người Tặng Kèm Bookmark
Giới thiệu Sách - Power vs Force - Trường Năng Lượng Và Những Nhân Tố Quyết Định Tinh Thần, Sức Khỏe Con Người Tặng Kèm Bookmark
Power vs Force - Trường Năng Lượng Và Những Nhân Tố Quyết Định Tinh Thần, Sức Khỏe Con Người
Nhà phát hành Thái Hà Tác giả: David R.Hawkins Dịch giả: Quế Chi – Hoàng Lan Năm xuất bản 2021 Số trang: 398 Nhà xuất bản: Thế Giới Khổ: 15.5x24cm Giá bản phổ thông: 155.000
[nhatphambooks] Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, ông David R.Hawkins (1927–2012), đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật của con người và những suy giảm năng lượng trong cơ thể, đến từ những tư tưởng tiêu cực. Kết quả nghiên cứu được ông trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất của mình- “Power vs Force – Trường năng lượng và những nhân tố quyết định tinh thần, sức khỏe con người”.
Theo đó, mỗi người có một tần số rung động hay mức năng lượng khác nhau tùy theo cảnh giới tinh thần của họ, nằm trong khoảng từ 1 đến 1000. Ví dụ như: Vui vẻ, thanh tĩnh: 540 Lý tính, thấu hiểu: 400 Khoan dung độ lượng: 350 Hy vọng lạc quan: 310 Tự cao, khinh thường: 175 Căm ghét, thù hận: 150 Dục vọng, khao khát: 125 Sợ hãi, lo lắng: 100 Đau buồn, tiếc nuối: 75 Thờ ơ, tuyệt vọng: 50 Nhục nhã, hổ thẹn: 20
Ông cho biết những người không được thương yêu hay có tư tưởng tiêu cực, oán giận, chỉ trích, hận thù người khác hoặc sống ích kỷ đều có tần số rung động thấp. Trong quá trình trách móc, hận thù người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ và nó cũng tạo ra nhiều áp lực trên cơ thể vì thế tần số rung động sẽ giảm và những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.
Lấy ví dụ một người vô gia cư. Anh ta thường cảm thấy thất vọng, tự ti, mặc cảm, chỉ muốn buông xuôi thì tần số rung động chỉ ở mức 20. Tuy nhiên cách nhìn của người xung quanh đối với người vô gia cư này sẽ chỉ rõ tần số rung động của họ ở mức nào. Có người thì cho rằng người vô gia cư kia nghiện ngập và nếu cho tiền thì anh ta cũng đem mua rượu hay cung phụng cho cơn ghiền mà thôi. Họ nghĩ những người vô gia cư không nên tồn tại. Tư tưởng này cho thấy tần số rung động của họ cũng chỉ ở mức 20. Điều thú vị là 2 hoàn cảnh này dường như trái ngược nhau nhưng tần số rung động lại tương đương. Lại cũng có người khác muốn tránh xa người vô gia cư vì có cảm giác sợ sệt hay vô cảm thì tần số rung động cũng chỉ ở mức từ 50-100.
Từ bi, giác ngộ là cảnh giới cao
Cũng theo Tiến sĩ Hawkins, tần số rung động cao nhất mà ông đã quan sát được là 700, tần số trên 700 là những người thuộc hàng đã ở trong cảnh giới giác ngộ, tu hành đắc đạo, tràn đầy từ bi. Năng lượng của họ rất phong phú đầy đủ, khi họ xuất hiện có thể ảnh hưởng tới từ trường của vùng xung quanh. MỤC LỤC Lời giới thiệu cho lần xuất bản đầu tiên Lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên Lời giới thiệu cho lần xuất bản mới Đôi dòng tự sự Lời tựa mới Mở đầu PHẦN MỘT: CÔNG CỤ Chương 1: Những tiến bộ quan trọng trong nhận thức Chương 2: Lịch sử và phương pháp luận Chương 3: Kết quả thử nghiệm và diễn giải Chương 4: Các cấp độ ý thức con người Chương 5: Phân bố xã hội của các cấp độ ý thức Chương 6: Những chân trời mới trong nghiên cứu Chương 7: Phân tích điểm tới hạn trong đời thường Chương 8: Cội nguồn sức mạnh PHẦN HAI: CÔNG VIỆC Chương 9: Mô thức sức mạnh trong thái độ của con người Chương 10: Sức mạnh trong chính trị Chương 11: Sức mạnh nơi thương trường Chương 12: Sức mạnh và thể thao Chương 13: Sức mạnh xã hội và tinh thần nhân loại Chương 14: Sức mạnh trong nghệ thuật Chương 15: Thiên tài và sức mạnh sáng tạo Chương 16: Đứng vững trước thành công Chương 17: Sức khỏe thể chất và sức mạnh Chương 18: Cuộc sống khỏe mạnh và quá trình bệnh tật PHẦN BA: Ý NGHĨA Chương 19: Cơ sở dữ liệu của ý thức Chương 20: Quá trình tiến hóa của ý thức Chương 21: Nghiên cứu về ý thức thuần khiết Chương 22: Cuộc đấu tranh tâm linh Chương 23: Tìm kiếm chân lý Chương 24: Giải pháp Phụ lục A: Tính điểm cho chân lý của các chương sách Phụ lục B: Bản đồ ý thức Phụ lục C: Cách tính điểm hiệu chỉnh cho các cấp độ ý thức