Nhà Sách Online > Sách Tiếng Việt > Sách Lịch Sử - Văn Hoá > Sách Tao Đan Thư Quán- Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung - Pháp - Long Chương – Bìa Mềm- Bình Book
Giới thiệu Sách Tao Đan Thư Quán- Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung - Pháp - Long Chương – Bìa Mềm- Bình Book
Nguyên tác bằng tiếng Hoa, xuất bản tại Đài Loan năm 1996, là một biên khảo về cuộc tranh chấp Trung - Pháp vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nhưng lại có liên quan mật thiết đến lịch sử Việt Nam dưới triều Nguyễn. Dịch giả Nguyễn Duy Chính đã mất 2 năm để dịch 越南與中法戰爭 sang tiếng Việt và chuyển giao bản dịch (dày 354 trang A4). LỜI DỊCH GIẢ Khi ở bậc Trung học, những năm đệ nhị cấp (tức cấp 3) chúng tôi được học về thời kỳ người Pháp xâm chiếm nước ta. Dấu ấn của giai đoạn này là những hiệp ước mà mỗi lần ký kết thì đất đai và quyền tự chủ của triều đình Huế lại lùi thêm một bước. Năm 1862, nước ta mất ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, đến năm 1874 phải ký hòa ước nhường đứt 6 tỉnh rồi đến năm 1883 thì nhận quyền bảo hộ của người Pháp trên toàn lãnh thổ. Sau đó một năm, người Pháp lại sửa đổi một số chi tiết và ký một hòa ước mới năm 1884. Những hòa ước ấy chúng tôi quen thuộc với những tên Hòa ước Nhâm Tuất (1862), Hòa ước Giáp Tuất (1874), Hòa ước Quí Mùi (1883) và Hòa ước Giáp Thân (1884). Hai hiệp ước sau vẫn được gọi là Hòa ước Harmand và Hòa ước Patenôtre lấy tên của những người Pháp ký hòa ước đó. Về giai đoạn lịch sử nhiễu nhương này, chương trình đặt trọng tâm vào những diễn biến như việc quân Pháp đánh Đà Nẵng, Kỳ Hoà, việc sứ thần sang Pháp chuộc ba tỉnh miền Đông rồi sau mất cả Nam Kỳ đưa đến cái chết của cụ Phan Thanh Giản. Sau đó không lâu, người Pháp tìm đường sang Vân Nam theo đường sông Hồng đưa đến xung đột Pháp Việt khiến hai danh thần phải chết theo thành Hà Nội, đó là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Sự kiện đáng ghi nhớ hơn cả là việc Francis Garnier và Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết ở Cầu Giấy và biến động kinh kỳ để vua Hàm Nghi phải xuất bôn. Sử ký vẫn chỉ là sự được và mất của những triều đại nên tường thuật của Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược là điều cần ghi nhận: “… Quan ta đem quân về đánh quân Pháp ở Hà-nội, ở Hải-phòng và ở Nam-định nhưng chỗ nào cũng thất bại. Quân ta bấy giờ không có thống nhất, ai đứng lên mộ được năm ba trăm người, cho mang gươm mang giáo đi đánh, hễ phải độ vài ba phát đạn trái-phá thì xô đẩy nhau mà chạy; còn quân của nhà vua thì không có luyện tập, súng đại-bác toàn là súng cổ, súng tay thì ít và xấu. Như thế thì chống làm sao được với quân Pháp là quân đã quen đánh trận và lại có đủ súng-ống tinh nhuệ? Bấy giờ cuộc hòa đổi ra cuộc chiến, suý-phủ Sài-gòn đuổi quan lĩnh-sự Việt-nam ta là ông Nguyễn Thành-Ý về Huế. Trong khi việc nước đang rối cả lên như thế, thì vua Dực-tôn mất. Ngài mất ngày 16 tháng 6 năm quí-mùi (1883), trị-vì được 36 năm, thọ 55 tuổi, miếu-hiệu là Dực-tôn Anh-hoàng-đế”. Khi người Pháp bảo hộ, những vụ nổi dậy từ nam ra bắc, Trương Định, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… đánh dấu giai đoạn mất quyền tự chủ. Khi kháng chiến bằng võ lực thất bại, giới trí thức phát động phong trào canh tân và tìm đến sự cải cách bên trong, hỗ trợ từ bên ngoài. Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, những kêu gọi duy tân của Phan Chu Trinh và nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục tuy được nhiều sĩ phu hưởng ứng nhưng bộ máy cai trị của người Pháp càng lúc càng hoàn bị. Những mốc thời gian ấy chỉ coi như một đám lửa cháy lan dần, cho đến khi người Pháp hoàn toàn kiểm soát toàn cõi Đông Dương. * QUY CÁCH: Sách có hai định dạng: bìa cứng và bìa mềm, nhưng giống như nhau về nội dung, hình ảnh, chất lượng giấy. 2. BÌA MỀM: In 300 cuốn - Khổ sách: 16 x 24 cm. - Số trang: 740 trang, giấy Ford kem 70 gsm, in 1 màu. - Bìa mềm, giấy Ivory 300 gsm, in 4 màu, cán màng, UV (tựa). - Thành phẩm: may chỉ, màng co, đóng thùng Nhà phát hành: Tao Đàn Thư Quán Nhà xuất bản : NXB Tổng hợp tp HCM Tác giả: Long Chương Dich giả: - NGUYỄN DUY CHÍNH Năm phát hành: 2022