Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam Tác giả : Jane Nelsen, Lynn Lott, H. Stephen Glenn Kích thước 15,5 x 23,5cm Dịch Giả: Max Bình Loại bìa: Bìa mềm Số trang: 252 Năm xuất bản: 2021 --------------------------- Hầu hết mọi người đều nghĩ kỷ luật đồng nghĩa với trừng phạt.Thực tế không phải vậy. Từ “kỷ luật” (discipline) xuất phát từ từ gốc Latin disciplina có nghĩa là “giảng dạy, đào tạo, giáo dục” và từ discipulus có nghĩa là “đồ đệ hoặc học trò”.
Và Kỷ luật tích cực (Positive Discipline) là sự dạy dỗ và học hỏi - không phải sự trừng phạt. Áp dụng những phương pháp Kỷ luật tích cực trong gia đình, trong nhà trường và trong lớp học có nghĩa là tất cả các phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng đồng lòng tham gia xây dựng một cộng đồng để cao sự tôn trọng lẫn nhau, xây dựng sự tự tôn và tinh thần trách nhiệm đồng thời nuôi dưỡng tài năng học thuật của các em.
Nhưng Kỷ luật Tích cực cũng không có nghĩa là xóa bỏ hết các cách xử lý đối với những hành vi nguy hiểm và nghiêm trọng. Những cách xử lý đó rất quan trọng trong xã hội dân sự.Nói đúng hơn, sự đồng thuận đó có nghĩa là chúng ta sẽ xem lại toàn bộ mọi chuyện trước khi để hành động gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Nó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ áp dụng cách giải quyết như thế nào đối với các hành vi nghiêm trọng và nguy hiểm, và những kết quả theo sau của các cách giải quyết đó, để trẻ hình thành được sự kết nối bền chặt hơn với cộng đồng của mình, thay vì bị cô lập Kỷ luật Tích cực trong lớp học
Giờ đây bạn đã có thể sử dụng những chiến lược Kỷ luật Tích cực được minh chứng qua thời gian này để tạo một nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển sự hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và tinh thần tôn trọng lẫn nhau giữa các học sinh. Thay vì phải chăm chăm kiểm soát hành vi của trẻ, bạn sẽ thực sự có thời gian dạy và truyền đạt kiến thức cho trẻ. hay vì phải đối mặt với sự thờ ơ, bàng quan của trẻ, bạn sẽ tận hưởng sự hào hứng, tích cực và đầy động lực từ các em.
Với cuốn sách này, bạn sẽ học được cách: . Tạo một môi trường lớp học thúc đẩy tinh thần học thuật . Sử dụng hiệu quả sự khích lệ thay vì phần thưởng và lời khen ngợi . Giúp trẻ thấm nhuần những kỹ năng xã hội quan trọng và các hành vi tích cực qua các buổi sinh hoạt lớp . Hiểu được tại sao mời gọi trẻ tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề lại hiệu quả hơn việc áp dụng hình phạt . Hiểu được động lực đằng sau hành vi của trẻ thay vì tìm kiếm nguyên nhân Và nhiều điều khác nữa…